Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại phiên sơ thẩm chiều ngày 25/1/2018

Chiều 25/1, sau phần luận tội của VKS, phiên sơ thẩm xét xử ông Trịnh Xuân Thanh cùng bảy đồng phạm trong vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) bước vào tranh luận. Khác những phiên tòa trước, HĐXX cho các bị cáo tự bào chữa rồi mới đến phần trình bày của luật sư.

Ông Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT PVC) khi tự bào chữa đã nói: “Có bào chữa cũng bằng không”. Ông cho hay ở vụ án trước đã bị tuyên án tù chung thân rồi nên giờ không muốn nói nhiều vì “không hiểu sự việc như thế nào nữa”.

Sáng nay, ông đã đối chất với nhiều bị cáo song không ai nói ông chỉ đạo việc tham ô. Tiền bị cáo buộc tham ô 14 tỷ đồng, ông đã trả lại cho doanh nghiệp, vì thế “lẽ ra còn phải được tuyên dương” chứ không phải bị quy kết phạm tội với mức án đề nghị tù chung thân như thế này.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa sơ thẩm ngày 25/01

Cựu chủ tịch PVP Land: Đã báo cáo sự việc với ông Đinh La Thăng

Ngược với ông Thanh, bị cáo Đào Duy Phong (cựu chủ tịch HĐQT PVP Land) trình bày cặn kẽ trong phần tự bào chữa. Ông nói không biết gì về các hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng cổ phần tại PVP Land vì đây là công việc của tổng giám đốc.

Ông Phong khẳng định bị “ép” bán cổ phần, nếu không chấp hành theo chỉ đạo sẽ bị mất việc mà thực tế ông từng bị như thế.

Ông Phong cho rằng VKS kết luận 12 triệu cổ phần do PVP Land chuyển nhượng là vốn nhà nước nhưng thực tế đó là cổ phần của 5.000 cổ đông PVP Land, vốn nhà nước chỉ chiếm khoảng 4 triệu cổ phần. Hơn nữa hợp đồng chuyển nhượng đã bị hủy nên không cổ đông nào bị thiệt hại.

Theo bị cáo Phong, khi thoái vốn và chuyển nhượng, PVP Land đã gửi hai văn bản báo cáo với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ông này cho hay 10 tỷ đồng bị cáo buộc tham ô thực chất là số tiền được giao cầm để chi tiêu việc công ty.

Ông Phong nói tại nhà của ông Đinh La Thăng (cựu chủ tịch PVN) khi có cảVũ Đức Thuận (cựu tổng giám đốc PVC), ông từng trình bày dùng 8 tỷ đồng vào việc công ty, đưa cho bị cáo Huỳnh Nguyễn Quốc Duy 2 tỷ để lo việc cơ quan. “Bị cáo không hề chiếm hưởng, tư lợi”, ông Phong khẳng định.

Hơn nữa, theo ông Phong suốt quá trình điều tra từ năm 2010, ông đều thành khẩn khai báo, đúng sự thật để cơ quan điều tra hiểu đúng sự việc, điều tra nhanh chóng, tự nguyện nộp lại tiền. Ông đang bị bệnh hiểm nghèo nên mong HĐXX tạo điều kiện cho đi khám chữa bệnh.

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Thoa (cựu kế toán trưởng công ty Minh Ngân, bị VKS đề nghị mức án 8-9 năm) khi tự bào chữa đã nghẹn ngào nói mình “không đồng phạm, giúp sức gì hết’. Bà Thoa bật khóc, phủ nhận cáo buộc có hành vi phạm tội.

Bà trình bày rằng sếp cũ là bị cáo Lê Hòa Bình đã bị “người ta” ép trả toàn bộ số tiền 87 tỷ chênh lệch giá khi được mua cổ phần với giá thấp. Bà phải ký chi tiền nhưng không biết người nhận là ai.

Khoản tiền 14 tỷ chuyển cho ông Thanh, bà Thoa khai chỉ biết được khi ‘nghe lỏm’ các bị cáo nói chuyện. Sau khi vụ án bị khởi tố, biết về sai phạm, bà Thoa thường xuyên làm đơn kêu cứu để đòi lại số tiền đã ký chi nhưng các sếp “bỗng dưng tắt hết điện thoại”.

Ông Đinh Mạnh Thắng bào chữa rằng không biết gì về việc chuyển nhượng và giá cả. Bị cáo tự đánh giá vai trò của mình ở vụ án này chỉ là “giúp bà” Thái Kiều Hương khi kết nối để có cuộc gặp với ông Thanh trong bữa ăn, chứ không giúp các bị cáo khác. Các bị cáo Thái Kiều Hương, Nguyễn Ngọc Sinh, Huỳnh Nguyễn Quốc Duy đều mong được HĐXX xem xét về hành vi phạm tội của mình.

Ngày 26/1, phiên tòa tiếp tục ngày làm việc thứ ba.

Theo Bảo Hà

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon