Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Các điều kiện để kinh doanh nhà hàng và quán ăn

Hiện nay các nhà hàng quán ăn mở ra liên tục, nhưng để chắc chắn rằng quý vị đã nắm rõ quy trình cũng như các điều kiện để mở nhà hàng quán ăn thì chưa hẳn là ai cũng biết. Chính vì vậy Công ty tư vấn Blue Thanh Hóa xin được gửi đến quý vị các điều kiện để kinh doanh nhà hàng và quán ăn như sau.

qa

Nguồn Internet

Có hai hình thức kinh doanh chính là kinh doanh hộ cá thể và kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp. Mỗi loại hình sẽ có những giấy tờ riêngHồ sơ đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ cá thể

Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn:

1. Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật

– Hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.

– Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Dịch vụ cung cấp đồ uống.

– Công ty vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống.

Như vậy các bạn lưu ý đăng ký đủ ngành nghề kinh doanh khi thực hiện thủ tục thành lập công ty. Trường hợp kiểm tra lĩnh vực hoạt động hiện có chưa có các ngành nghề luật sư liệt kê thì thay đổi đăng ký kinh doanh để bổ sung ngành nghề và địa điểm kinh doanh dự kiến mở nhà hàng vào giấy phép kinh doanh.

2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng

3. Hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Hay thường gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) trước khi kinh doanh.

– Đối với hộ kinh doanh cá thể thẩm quyền cấp phép thuộc UBND quận, huyện.

– Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh nhà hàng có quy mô trên 200 suất ăn thì giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chi cục an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố cấp.

4. Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá nếu có kinh doanh thêm các mặt hàng này.

Những lưu ý khi thuê mặt bằng làm nhà hàng, quán ăn:

Địa điểm triển khai kinh doanh nhà hàng phải được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra trước khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó khi giao kết hợp đồng bạn nên lưu ý nhưng điểm sau

1. Có điều khoản về sửa chữa, cải tạo lại kết cấu nhà trong đó có bao gồm dịch chuyển nhà vệ sinh,… để đảm bảo chấp hành đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều trường hợp kiểm tra địa điêm không đạt nhưng theo thỏa thuận chủ nhà không đồng ý cho sửa chữa lớn nên không thể bố trí địa điểm đạt chuẩn như yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

2. Nên thỏa thuận việc không hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là căn cứ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

3. Thỏa thuận về việc bồi thường của chủ nhà khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với các khoản đầu tư, cải tạo của bên đi thuê.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn, bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

– Bản sao (Photo công chứng) giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh

– Bản sao (Photo công chứng) biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh

Trình tự, thủ tục đăng ký:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn chỉ cần nộp hồ sơ ở UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh. Theo biểu mức thu phí đăng ký hộ kinh doanh được quy định theo Thông tư số 176/2012/TT-BTC, mức phí bạn cần đóng là 100.000 đồng/lần.

Chỉ trong 3 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ có thông báo bằng văn bản để bạn kịp thời chỉnh sửa và bổ sung.

Bạn cũng có quyền khiếu nại, tố cáo nếu chưa nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc thông báo chỉnh sửa hồ sơ sau 3 ngày làm việc. Như vậy, thủ tục không hề khó khăn và thời gian làm việc cũng không quá dài, tất nhiên không ảnh hưởng đến tiến trình kinh doanh của bạn.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao gồm:

• Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

• Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

• Bản thuyết minh về tất cả cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

• Giấy khám sức khỏe có đóng dấu xác nhận từ bệnh viện của chủ nhà hàng, quán ăn.

• Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh và của người trực tiếp kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh, bạn học 1 buổi tại Trung tâm y tế dự phòng nơi đặt trụ sở kinh doanh. Giấy xác nhận có thời hạn 3 năm.

Các điều kiện để kinh doanh nhà hàng và quán ăncông ty tư vấn Blue Thanh Hóa tổng hợp trên sẽ là những thông tin bổ ích cho quý vị. Mọi chi tiết xin liên hệ văn phòng luật sư Blue Thanh Hóa để được hướng dẫn thêm, xin cảm ơn.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon