Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Ngày nay, vận tải hành khách hay vận tải hàng hóa ngày càng phát triển và phổ biến. Một trong những phương tiện được sử dụng nhiều nhất là vận tải bằng xe ô tô. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về vận tải bằng ô tô, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã kinh doanh vận tải ô tô.. Tuy nhiên để có thể thực hiện hình thức kinh doanh này, các doanh nghiệp cần được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Bài viết này Tư vấn Blue Thanh Hóa muốn chia sẻ tới quý vị những điều kiện cũng như hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô như sau.

images (74)

Nguồn Internet

Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô:

Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

– Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:

+ Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe.

Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.

Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh.

+ Còn niên hạn sử dụng theo quy định.

+ Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.

– Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình ;

– Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

+ Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

+ Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe.

– Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

+ Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác.

+ Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên.

+ Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

– Nơi đỗ xe:

+ Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh.

+ Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe.

+ Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.

Lưu ý: Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm các điều kiện sau:

+ Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông.
+ Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan quản lý tuyến gồm: chất lượng phương tiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ; phương án tổ chức vận tải; các quyền lợi của hành khách; các dịch vụ cho hành khách trên hành trình; cam kết thực hiện chất lượng dịch vụ.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch:

Phải có đầy đủ các điều kiện nêu trên. Và thêm một số quy định sau.

Xe hợp đồng có niên hạn sử dụng theo quy định: Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.

Xe du lịch có niên hạn sử dụng không quá 10 (mười) năm.

Kinh doanh vận chuyển khách du lịch ngoài các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

 Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải.

– Thông qua hệ thống bưu chính.

 Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:

+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu.

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe.

+ Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải.

+ Phương án kinh doanh.

+ Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm: văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao giấy chứng nhận); hợp đồng và bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ xe taxi).

+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền.

+ Đối với DN, HTX kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông, hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.

– Đối với hộ kinh doanh:

+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;

+ Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+ Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.

 Thời hạn giải quyết:

– 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Cơ quan thực hiện tổ chức hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Vận tải – Sở Giao thông vận tải.

Trên đây là những thông tin mà Tư vấn Blue Thanh Hóa muốn gửi đến quý vị về những điều kiện cũng như trình tự các bước và các thủ tục hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Mọi vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Tư vấn Blue Thanh Hóa để được giải đáp thêm, xin cảm ơn.

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon