Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả phần mềm máy tính

Việc phát triển và ứng dụng công nghệ đang là một trong những lĩnh vực ưu tiên phát triển của Việt Nam. Theo đánh giá của PCWORlD thì Việt Nam được xem như một quốc gia có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực phát triển công nghệ phần mềm của thế giới. Việc thiết kế phần mềm đang là một xu thế phát triển sự phát triển công nghệ tại Việt Nam, việc bảo hộ bản quyền phần mềm là một xu thế tất yếu để giảm thiểu các tranh chấp phát sinh trong tương lai. Tư vấn Blue Thanh Hóa xin được cung cấp các thông tin liên quan để hoàn thành thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả phần mềm máy tính.

mti

Ảnh minh họa

Đăng ký bảo hộ quyền tác giả phần mềm máy tính

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả.Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ tránh làm phát sinh nhưng tranh chấp không đáng có về thời điểm sáng tạo cũng như về tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm và các vấn đề quyền/nghĩa vụ khác có liên quan đến tác phẩm sáng tạo.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phần mềm máy tính, cùng với sự bùng nổ thông tin và các phần mềm được chia sẻ rộng rãi lên các trang mạng, thì việc xâm phạm vào quyền sở hữu trí tuệ đối với các phần mềm đang là vấn nạn của các doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

Hồ sơ giấy tờ và thông tin cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả Phần mềm máy tính trong các trường hợp chủ thể đăng ký như sau:

Trường hợp 1: Chủ thể đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả tác phẩm:

  • Bản sao chứng minh thư nhân dân của Giám đốc (để khai là tác giả sáng tác ra tác phẩm đăng ký hoặc có thể để chứng minh thư của tác giả thật);
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân của Phó Giám đốc (để đại diện cho công ty ký quyết định giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tác ra tác phẩm đăng ký).
  • Bản sao giấy phép thành lập tổ chức, công ty và/hoặc giấy phép kinh doanh;
  • Bản mô tả tên, nội dung chính, ý nghĩa của tác phẩm xin đăng ký;
  • 02 quyển in mã code (ngôn ngữ lập trình) tác phẩm xin đăng ký, có đóng dấu xác nhận của công ty;
  • 02 đĩa CD ghi mã Code (ngôn ngữ lập trình) tác phẩm xin đăng ký, có đóng dấu xác nhận của công ty;
  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả ;
  • Giấy xác nhận và cam đoan của tác giả tác phẩm;
  • Quyết định giao nhiệm vụ sáng tác tác phẩm đăng ký.

Trường hợp 2: Chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả tác phẩm:

  • Bản sao chứng minh thư nhân dân của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm xin đăng ký;
  • Bản mô tả tên, nội dung chính, ý nghĩa của tác phẩm xin đăng ký;
  • 02 quyển in mã code (ngôn ngữ lập trình) tác phẩm xin đăng ký;
  • 02 đĩa CD ghi mã Code (ngôn ngữ lập trình) tác phẩm xin đăng ký;
  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả ;
  • Giấy xác nhận và cam đoan của tác giả tác phẩm ;
  • Quyết định giao nhiệm vụ sáng tác tác phẩm đăng ký.

Thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở văn hóa, Thể Thao và Du Lịch nơi có tác giả, chủ quyền sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: (Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ): Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Xử lý khi vi phạm bản quyền phần mềm

* Pháp lệnh 04/2008/UBTVQH12 mới ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Pháp lệnh này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 tới. Theo đó, thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Chánh thanh tra Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh được nâng lên tới 500 triệu đồng.

Thay vì chỉ bị phạt tiền, việc sử dụng trái phép phần mềm máy tính gây hậu quả nghiêm trọng hoặc giá trị vi phạm từ 50 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu theo khoản 1 Điều 131 Bộ Luật hình sự.

Trên đây là các thông tin về việc hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả phần mềm máy tính cũng như các vấn đề liên quan mà Tư vấn Blue Thanh Hóa tổng hợp. Các quý vị còn thắc mắc hay chưa rõ chổ nào có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon