Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Thủ tục hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp khi thành lập,ngoài các giấy tờ thủ tục quan trọng khác thì việc xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cũng không thể thiếu, đây và là quy định cũng vừa là bảo vệ tài sản cũng như tính mạng cho các doanh nghiệp. Hôm nay tư vấn Blue Thanh Hóa xin gửi đến quý vị trình tự và các thủ tục hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại các doanh nghiệp như sau.

tải xuống (42)

Nguồn Internet

Những điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

Để cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy trước khi bắt đầu hoạt động hoặc khi giấy phép này đã hết hạn và cần phải cấp mới thì những cơ sở sản xuất kinh doanh này cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:

– Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy hiểm về cháy, nổ như nhà máy nhiệt điện, thủy điện, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu,…cần đảm bảo những điều kiện an toàn như sau:

+ Cần phải có quy định, nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn hoặc sơ hồ về việc phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn phù hợp với địa hình và tính chất hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh đó.

+ Cần có quy định và phân công trách nhiệm phòng cháy chữa cháy cho các cá nhân trong cơ sở.

+ Hệ thống điện, chống tĩnh điện, chống sét; thiết bị sử dụng điện, sinh nhiệt, sinh lửa; việc sử dụng nguồn nhiệt, nguồn lửa phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về việc phòng cháy, chữa cháy.

+ Có quy trình kỹ thuật đầy đủ, an toàn về phòng cháy, chữa cháy sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ.

+ Cần có một lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, đã được huấn luyện về nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy. Lực lượng này luôn sẵn sàng chữa cháy và có thể đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

+ Cần có phương án chữa cháy và thoát nạn và đã nhận được sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

+ Có hệ thống cấp nước, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho việc chữa cháy, hệ thống báo cháy, ngăn cháy, chữa cháy, các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, các phương tiện cứu người, cứu hỏa phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh, bảo đảm về số lượng, chất lượng cũng như hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy hay theo quy định do Bộ Công an ban hành.

+ Có đầy đủ các văn bản thẩm duyệt và kiểm tra nghiệm thu về việc phòng cháy, chữa cháy được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp đối với các công trình đã được quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

+ Có hồ sơ phòng cháy chữa cháy để quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy của cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của Bộ Công an.

– Đối với những cơ sở sản xuất còn lại, thuộc diện quản lý phòng cháy, chữa cháy đã được quy định tại Phụ lục I của Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì cần phải đảm bảo được đầy đủ các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đã được xây dựng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy hiểm về cháy nổ ở trên, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào quy mô của cơ sở sản xuất kinh doanh, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phải phù hợp với những tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về việc phòng cháy chữa cháy đã được Nhà nước đề ra.

Hồ sơ giấy phép phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp:

Để thực hiện thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy (có mẫu tham khảo)

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy; văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới; bản sao chứng thực biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.

– Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị (có mẫu tham khảo)

– Các phương án chữa cháy

– Quyết định của doanh nghiệp về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở. Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thời hạn giải quyết: 20-30 ngày làm việc.

Trên đây là các điều kiện cũng như trình tự các thủ tục, hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại các doanh nghiệp mà tư vấn Blue Thanh Hóa gửi đến quý vị. Hy vọng các doanh nghiệp có thể nhanh chóng hoàn thành để bảo vệ an toàn cho doanh nghiệp mình. Mọi vấn đề quý vị có thể liên hệ tư vấn Blue Thanh Hóa để được hướng dẫn.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon