Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Thủ tục khiếu nại vi phạm sở hữu trí tuệ tại Thanh Hóa

Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu có căn cứ và hợp pháp. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục khiếu nại vi phạm sở hữu trí tuệ tại Thanh Hóa như sau:

1. Người khiếu nại

Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định

Hình minh họa

Hình minh họa

2. Thời hạn khiếu nại:

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại liên quan đến việc cấp, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ, gia hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ,

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra thông báo thụ lý hoặc từ chối thụ lý đơn khiếu nại, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

3. Chứng minh tư cách chủ thể và chuẩn bị tài liệu:

Nếu quý vị tự giải quyết thì cần chuẩn bị tài liệu sau:

Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ.

  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Hợp đồng license (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, sở hữu) đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
  • Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm (03 mẫu) nếu các sản phẩm này không phải là các sản phẩm dễ cháy, độc hại hoặc khó bảo quản; hoặc
  • Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm (03 bộ);
  • Thông tin của bên vi phạm gồm tên cá nhân/tổ chức, địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.

4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại

  • Nơi tiếp nhận: Đơn khiếu nại có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ
  • Thụ lý đơn: đơn khiếu nại được kiểm tra có đầy đủ nội dung yêu cầu, sau đó ra quyết định thụ lý đơn
  • Thẩm quyền giải quyết: Cục sở hữu trí tuệ
  • Công bố quyết định: quyết định giải quyết khiếu nại được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
    Để đảm bảo quyền lợi của mình liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp thì các chủ thể có thể tiến hành khiếu nại. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu được pháp luật quy định cụ thể như trên tạo nên hành lang pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

5. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Nếu quý vị còn vướng mắc về thủ tục khiếu nại vi phạm sở hữu trí tuệ tại Thanh Hóa, hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon