Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp

Để phát triển quy mô kinh doanh, ngoài trụ sở chính doanh nghiệp có thể mở rộng thêm địa điểm kinh doanh, các chi nhánh, văn phòng đại diện… Trong số ấy thì thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh là cách được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hơn bởi việc quản lý cũng như hoạt động hay ngừng hoạt động thì loại hình địa điểm kinh doanh dễ dàng hơn rất nhiều so với 2 loại hình kia. Công ty Tư vấn Blue Thanh Hóa xin gửi đến quý vị những thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp như sau.

tl5

Nguồn Internet

Địa điểm kinh doanh là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nơi đây có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp và chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh. Doanh nghiệp phải tiến hành thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh.

Do đó những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh của mình trong cùng tỉnh thành với công ty mẹ nên lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được tiến hành theo các bước sau

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ :

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

  • Mã số doanh nghiệp
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở).
  • Tên địa điểm kinh doanh
  • Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tốt nhất cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp:

– Hợp đồng thuê văn phòng

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) của văn phòng cho thuê

– Bản sao Chứng minh thư, hộ khẩu của bên cho thuê

– Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ

– Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh

– Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư.

Kết quả khách hàng nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
  • Hồ sơ nội bộ để lưu ở văn phòng

Lưu ý:

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Địa điểm kinh doanh có con dấu không?

Địa điểm kinh doanh không thể khắc dấu riêng cho mình mà phải chịu sự quản lý chặt chẽ, sự giám sát và hạch toán của công ty mẹ và cũng là bộ phận dính liền với công ty mẹ. Do vậy, khi cần ký Hợp đồng, xuất hóa đơn hay ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm.

Giám đốc có là người đứng đầu của địa điểm kinh doanh được không? Giám đốc hoặc người được ủy quyền đều hoàn toàn có thể làm người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Giám đốc có là người đứng đầu của địa điểm kinh doanh được không? Giám đốc hoặc người được ủy quyền đều hoàn toàn có thể làm người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh:

Kê khai và nộp thuế môn bài,

Treo biển tại địa điểm kinh doanh.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon