Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Thủ tục yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

Hủy hôn nhân trái pháp luật bao gồm những thủ tục nào, hậu quả pháp lý ra sao? Những vấn đề này sẽ được giải đáp  cụ thể trong bài viết sau đây.

Thủ tục yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

                                                   Thủ tục yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

  1. Cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thẩm quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật do Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

Và theo điểm g khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đăng ký kết hôn trái pháp luật sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc hủy kết hôn. Đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

  1. Thủ tục yêu cầu hủy kết hôn trái luật

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Đơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

– Giấy chứng nhận kết hôn đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 10 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn đó vi phạm điều kiện kết hôn nêu trên;

– Một số giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Người có yêu cầu sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết hồ sơ

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự và Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.

Khi nhận được hồ sơ yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mà tại thời điểm Tòa án giải quyết cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn, Tòa án sẽ phải xem xét nguyện vọng và điều kiện kết hôn của hai bên nam nữ.

Nếu tại thời điểm kết hôn hai bên nam, nữ không đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình nhưng hiện tại đã đủ và hai bên nam, nữ cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân, thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân kể từ thời điểm các bên có đủ điều kiện kết hôn.

Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, hoặc chỉ có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu, thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Nếu hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn

Còn nếu vào thời điểm có yêu cầu hủy hôn, hai bên vẫn không đủ điều kiện kết hôn thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;

Bước 3: Trả kết quả

Hai bên đăng ký kết hôn đúng cơ quan có thẩm quyền thì Tòa án tiến hành hủy bỏ kết hôn đó.

Nếu đăng ký không đúng cơ quan có thẩm quyền thì Tòa án sẽ xử lý theo khoản 3,4 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ.

  1. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

–  Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng

– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được xử lý như trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

+  Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon