Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Xác định thời điểm và địa điểm mở thừa kế

Việc thừa kế được hình thành từ việc một người chết để lại di sản và người được hưởng di sản sẽ hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc phân chia di sản theo pháp luật. Xác định thời điểm mở thừa kế và địa điểm mở thừa kế là căn cứ quan trọng để biết thời điểm được phân chia thừa kế và tính thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế.

Xác định thời điểm và địa điểm mở thừa kế

Xác định thời điểm và địa điểm mở thừa kế

  1. Thời điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS), Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

– Thời điểm người có tài sản chết

Theo quy định của pháp luật về hộ tịch, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

Như vậy, thời điểm chết để xác định thời điểm mở thừa kế phải căn cứ vào giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử. Và tùy từng trường hợp mà thời điểm mở thừa kế sẽ được xác định theo ngày hoặc có thể chính xác đến giờ, phút cụ thể.

– Ngày chết được Tòa án xác định trong bản án, quyết định tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật

Trong trường hợp Toà án đã tuyên bố một người là đã chết, thì tùy từng trường hợp tòa án xác định ngày chết của người đó; nếu không xác định được ngày chết, thì ngày quyết định của Toà án tuyên bố người đó đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết.

Mặc dù về nguyên tắc, người có quyền hưởng di sản có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế bất cứ lúc nào, kể từ thời điểm mở thừa kế, nhưng việc chia thừa kế không thể diễn ra ngay sau khi người có tài sản chết. Bởi lẽ những tài sản phát sinh sau thời điểm mở thừa kế được xác định là di sản thừa kế có ý nghĩa trong việc xác định chính xác khối di sản mà người chết để lại, đảm bảo đúng phần di sản mà từng người thừa kế được hường theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đồng thời xác định được ai là người thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu di sản gây thiệt hại.

Ý nghĩa thời điểm mở thừa kế?

– Xác định di sản thừa kế: Việc xác định thời điếm mở thừa kê rất quan trọng. Kể từ thời điểm đó, xác định được chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế gồm cả những gì và đến khi chia di sản còn bao nhiêu.

– Là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kề nhưng đã thành thai trước khi người để lại dị sản chết, Những người chết trong cùng một thời điểm không được hưởng thừa kế của nhau; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Vì vậy, thời điểm mở thừa kế cần được xác định chính xác theo giờ, phút mà người để lại di sản chết, nếu không xác định được chính xác giờ, phút người để lại di sản chết thì thời điểm mở thừa kế được tính theo ngày mà người để lại di sản chết.

–Thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa về mặt thời hiệu. Việc từ chối nhận di sản, khởi kiện về quyền thừa kế phải tiến hành trong một thời gian nhất định kể từ thời điểm mở thừa kế. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, đó là sáu tháng đối với việc từ chối nhận di sản; 10 năm đối với việc khởi kiện yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế, hoặc bãi bỏ quyền thừa kế của người khác; ba năm đối với việc khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người đã chết để lại.

– Có ý nghĩa trong việc xác định pháp luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản và phân chia di sản.

  1. Địa điểm mở thừa kế

Khoản 2 Điều 611 BLDS quy định: “Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”

Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã, phường. thị trấn). Trong thực tế, một người trước khi chết có thể ở nhiều nơi khác nhau, do đó, BLDS quy đinh địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

Địa điểm mờ thừa kế thường là nơi tiến hành những công việc như: Kiểm kê ngay tài sản của người đã chết (trong trường hợp cần thiết); xác định những ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật; người từ chối nhận di sản…

Ngoài ra, nếu có người trong diện thừa kế từ chối nhận di sản, thì phải thông báo cho cơ quan Công chúng nhà nước hoặc UBND xã. phường, thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. Hơn nữa, trong trường bợp có tranh chấp thì Toà án nhân dân nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết.

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon