Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Điều kiện và các thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Thanh hóa

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập theo pháp luật Việt Nam với chức năng hoạt động là khảo sát thị trường và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà pháp luật Việt Nam cho phép. Công ty Tư vấn Blue xin chia sẻ đến quý khách hàng một số điều kiện và các thủ tục cần thiết để thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Thanh Hóa như sau.

images (6)

                                                                                                                                              Nguồn Internet

Quyền cơ bản của Văn phòng đại diện:

  • Hoạt động theo mục đích, trong phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập.
  • Thuê văn phòng, thuê và mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của văn phòng.
  • Tuyển dụng nhân viên Việt Nam và người nước ngoài làm việc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Có con dấu mang tên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Mở tài khoản bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam tại các ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng các tài khoản này để hoạt động.

Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.

– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 1 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký

-Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ

– Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

– Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngành Bộ quản lý chuyên ngành.

Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Thanh Hóa
Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng Đại diện tại Việt Nam để thực hiện các hoạt động sau:

-Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường.

– Xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện.

– Các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Cần lưu ý rằng theo pháp luật Việt Nam, Văn phòng đại diện không được phép cung cấp (các) dịch vụ vì mục đích thu lợi nhuận trên danh nghĩa của Văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Thời hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Thanh Hóa:

Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài. Giấy phép có thể được gia hạn nhiều lần.

Một số điều kiện của văn phòng đại diện và người đứng đầu:

Văn phòng đại diện và Người đứng đầu văn phòng đại diện có quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và các quy định sau đây:

– Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho thương nhân khác; không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở của Văn phòng đại diện.

– Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

– Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

– Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam;

– Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;

– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

– Trong trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện được thương nhân nước ngoài ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì thương nhân nước ngoài phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.

Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:

Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung thông báo gồm:

– Mã số doanh nghiệp;

– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;

– Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;

– Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

– Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo thông báo quy định, phải có:

– Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

Nghĩa vụ cơ bản của một văn phòng đại diện:

– Không trực tiếp tiến hành các hoạt động sinh lợi ở Việt Nam.

– Tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi được luật pháp cho phép.

– Không ký kết hợp đồng, không sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã được ký kết bởi thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp trưởng đại diện có giấy ủy quyền hợp lệ của thương nhân nước ngoài hoặc trường hợp đặc biệt khác.

– Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Báo cáo về hoạt động của văn phòng theo luật Việt Nam

Mọi vấn đề vướng mắc về điều kiện và các thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Thanh hóa, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon