Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Nguyên tắc chế độ hôn nhân Việt Nam

Hôn nhân là quan hệ giữa nam, nữ sau khi kết hôn. Mối quan hệ này chỉ được xác lập khi tuân thủ các quyền của pháp luật hôn nhân và gia đình và phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Vậy các nguyên tắc đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

 

Nguyên tắc chế độ hôn nhân Việt Nam

Nguyên tắc chế độ hôn nhân Việt Nam

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn (khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

  1. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam

Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam là những điều cơ bản định ra, tư tưởng chỉ đạo nền tảng, mang tính định hương xuyên suốt, chỉ đạo trong toàn bộ quá trình nhận thức, xây dựng và thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình, được các cá nhân và tổ chức liên quan tuân thủ khi thực hiện những hoạt động chịu sự điều chỉnh trong lĩnh vực này như kết hôn, ly hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, chế độ tài sản của vợ chồng, quan hệ cha mẹ con, cấp dưỡng…

Có năm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

1.Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

2. Một số câu hỏi thường gặp về vấn đề hôn nhân gia đình

Tuổi được phép kết hôn? Cách xác định tuổi kết hôn?

Độ tuổi kết hô được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Đối với trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì áp dụng theo khoản 3 Điều 18 Thông tư 04/2020/TT-BTP, quy định cụ thể như sau:

-Trường hợp cá nhân đã được đăng ký khai sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh không ghi ngày, tháng sinh thì được bổ sung ngày, tháng sinh theo Giấy chứng sinh hoặc văn bản xác nhận của cơ sở y tế nơi cá nhân sinh ra.

Trường hợp không có Giấy chứng sinh, không có văn bản xác nhận của cơ sở y tế thì ngày, tháng sinh được xác định như sau:

+ Đối với người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ghi thống nhất về ngày, tháng sinh, thì xác định theo ngày, tháng sinh đó.

Trường hợp ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân không thống nhất thì xác định theo ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ được cấp hoặc xác nhận hợp lệ đầu tiên.

+ Đối với người không có hồ sơ, giấy tờ cá nhân hoặc hồ sơ, giấy tờ cá nhân không có ngày, tháng sinh thì cho phép người yêu cầu cam đoan về ngày, tháng sinh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

+ Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này, thì ngày, tháng sinh là ngày 01 tháng 01 của năm sinh; trường hợp xác định được tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày 01 của tháng sinh.

Hôn nhân đồng giới có được phép ở Việt Nam?

Theo định nghĩa tại  Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn.

Trước đây, nếu theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì việc kết hôn giữa những người đồng giới bị cấm.

Từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực Quốc hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng điều 8, khoản 2 là: “ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, theo quy định trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm. Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng không thể đăng kí kết hôn với cơ quan nhà nước và sẽ không xử lý khi giữa họ có tranh chấp xảy ra.

 

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon