Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Thủ tục đăng ký hợp đồng cung ứng lao động tại Thanh Hóa

Doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chế độ hợp đồng cần đặc biệt lưu ý các thủ tục liên quan đến Hợp đồng cung ứng lao động. Vậy thủ tục đăng ký hợp đồng cung ứng lao động tại Thanh Hóa cần những thông tin và các bước tiến hành như thế nào? Công ty Tư vấn Blue Thanh Hóa xin được chia sẻ các nội dung sau.

cu

Nguồn Internet

Căn cứ pháp lý

1. Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012;

2. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006;

3. Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

4. Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

5. Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;

6. Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH quy định mẫu và nội dung của hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Đối tượng thực hiện:

Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo chế độ hợp đồng phải thực hiện thủ tục đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động theo quy định của Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thời điểm thực hiện:

Doanh nghiệp dịch vụ thực hiện đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động sau khi đã được cấp Giấy phép xuất khẩu lao động.

 Trình tự thực hiện:

– Doanh nghiệp dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước.

– Cục quản lý lao động ngoài nước tiếp nhận, xem xét hồ sơ và có thể yêu cầu doanh nghiệp dịch vụ bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục quản lý lao động ngoài nước phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp dịch vụ, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

Thủ tục thực hiện:

1. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động:

Để đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động, Doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

– Văn bản đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động của doanh nghiệp dịch vụ.

– Phương án thực hiện hợp đồng.

– Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với từng thị trường lao động.

– Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động, có bản dịch bằng tiếng việt.

– Bản sao Hợp đồng cung ứng lao động, có bản dịch bằng tiếng Việt

Trong đó, Hợp đồng cung ứng lao động phải có những nội dung chính sau:

– Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng

Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng bao gồm: Tên đầy đủ, tên giao dịch của bên tham gia ký kết hợp đồng; Đại diện của các bên; Địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ giao dịch; số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Mã số doanh nghiệp, ngày cấp (nếu có), mã số thuế, số tài khoản; Điện thoại, fax, email; các thông tin liên quan khác.

Các nội dung về điều kiện cung ứng, tiếp nhận lao động: số lượng lao động sẽ cung ứng/tiếp nhận; ngành, nghề, công việc phải làm; Địa điểm làm việc; Thời hạn làm việc; Điều kiện, môi trường làm việc; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; An toàn và bảo hộ lao động; Tiền lương, tiền công, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt; Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; Chế độ bảo hiểm; Trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí đưa lao động về nước và các điều kiện liên quan khác. Trường hợp hợp đồng cung ứng lao động chỉ là hợp đồng chính thì các nội dung quy định tại khoản này phải được thể hiện cụ thể trong các phụ lục của hợp đồng.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng

Trong hợp đồng phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng trong việc tổ chức tuyển chọn, đào tạo lao động trước xuất cảnh, làm các thủ tục đưa và tiếp nhận lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, giải quyết phát sinh khi người lao động làm việc ở nước ngoài.

– Tiền môi giới (nếu có)

Trong Hợp đồng phải quy định cụ thể mức tiền môi giới, trách nhiệm thanh toán tiền môi giới (nếu có), đồng tiền dùng để thanh toán tiền môi giới, lộ trình thanh toán tiền môi giới (tiến độ, thời điểm, phương thức thanh toán).

– Giải quyết tranh chấp

Tranh chấp giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký.

Các tranh chấp chưa được thỏa thuận trong hợp đồng thì lựa chọn áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động hoặc quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để giải quyết.

– Thời hạn hợp đồng và gia hạn hợp đồng

Trong hợp đồng phải quy định cụ thể thời hạn của hợp đồng và điều kiện gia hạn hợp đồng.

– Chấm dứt hợp đồng cung ứng lao động trước thời hạn

Trong hợp đồng, các bên phải thỏa thuận, quy định cụ thể về: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng bởi các bên; Trách nhiệm của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng; Quyền của người lao động đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài.

2. Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:

Cục quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

3. Thời hạn thực hiện:

10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Kết quả thực hiện:

Văn bản chấp thuận việc đăng ký hợp đồng cung ứng lao động của doanh nghiệp dịch vụ do Cục quản lý lao động ngoài nước ban hành.

5. Hiệu lực của Hợp đồng cung ứng lao động:

Hợp đồng cung ứng lao động có hiệu lực sau khi được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon