Người đại diện có thể là cá nhân, pháp nhân nhân danh cá nhân hoặc pháp nhân để thay họ thực hiện, thay đổi, hủy bỏ các giao dịch dân sự. Trong mỗi trường hợp đối tượng thay đổi người đại diện thì pháp luật có những quy định khác nhau về hồ sơ, thủ tục. Tư vấn Blue Thanh Hóa xin được gửi đến quý vị các thông tin liên quan đến hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau.
1. Quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân
Người đại diện theo pháp luật của cá nhân là người sẽ thay mặt họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình giao dịch dân sự. Căn cứ vào Điều 136 bộ luật dân sự 2015 quy định về đối tượng được làm người đại diện theo pháp luật của cá nhân là:
– Đối với người chưa thành niên thì người đại diện theo pháp luật là cha mẹ.
– Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, không làm chủ hành vi của mình có người giám hộ thì người giám hộ này được làm người đại diện nếu tòa án chỉ định
– Người giám hộ cũng có thể làm người đại diện theo pháp luật.
– Nếu không cử được người đại diện thì tòa án sẽ chỉ định
Trường hợp phải thay đổi người đại diện theo pháp luật của cá nhân thì tòa án sẽ chỉ định.
2. Điều kiện làm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đại diện cho pháp nhân đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp, thay mặt doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước cũng như tham gia giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh trên tòa. Đối với pháp nhân, người đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự 2015:
– Người được chỉ định theo điều lệ của công ty
– Theo quy định của pháp luật, người đó có thẩm quyền làm người đại diện theo pháp luật của công ty
– Trong quá trình tố tụng, tòa án có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật của công ty
Để trở thành người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Người trên 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo luật quy định
– Là người thường trú tại Việt Nam. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài thì người đó phải ở Việt Nam đến khi hết nhiệm kì
Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật, gồm những giấy tờ, tài liệu sau:
– Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người bổ sung, thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty;
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty;
Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp.
– Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định;
– Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :
– Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp muốn đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo quy định tại điều 33 Luật Doanh nghiệp) tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đề nghị nộp kèm hồ sơ đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là các thông tin liên quan đến hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà Tư vấn Blue Thanh Hóa tổng hợp chia sẻ với quý vị. Nếu quý vị còn chưa rõ chỗ nào có thể liên hệ với Tư vấn Blue Thanh Hóa để nhận được tư vấn miễn phí.