Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Tôi cần chuẩn bị hồ sơ gì để thành lập một công ty tại Thanh Hóa

Tôi muốn khởi nghiệp tại vùng đất Thanh Hóa, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nhưng do tôi cùng bố me di cư sang nước ngoài làm ăn và sinh sống ở nước ngoài cũng quá lâu rồi. Không biết bây giờ tôi quay về để khởi nghiệp tại đây, tôi cần chuẩn bị những gì để giúp mình khởi nghiệp một cách tốt nhất. Đây là câu hỏi của rất nhiều khách hàng gửi về cho hộp thư hỏi đáp và tư vấn cho khách hàng của tư vấn Blue chúng tôi. Bởi vậy chúng tôi xin phản hồi cho quý độc giả về vấn đề này như sau:

uniquely.blog_.weaknesses

Để thành lập công ty tại Thanh Hóa bạn cần chuẩn bị những thủ tục sau

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần. Tham khảo chi tiết đặc điểm các loại hình công ty/doanh nghiệp tại đây

Bước 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

Bước 3: Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.

Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.

Bước 6: Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Bước 7: Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh

Tư vấn Blue chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi của quý độc giả, bởi vậy mọi vướng mắc quý vị hãy vui lòng liên hệ và gửi tới tư vấn Blue  tại Thanh Hóa để được giải đáp.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon