Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để khởi nghiệp tại Thanh Hóa

Bắt tay vào khởi nghiệp bạn đang phân vân giữa các loại hình doanh nghiệp, không biết bạn nên lựa chọn loại hình nào cho phù hợp. Bởi vậy tư vấn Blue chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ dịch vụ pháp lý để tiết kiệm thời gian và chi phí cho quý khách hàng tại Thanh Hóa.

loai-hinh-doanh-nghiep

Có 4 yếu tố chính bạn cần cân nhắc trước khi tiến hành thu tuc thanh lap công ty tại Thanh Hóa bạn nên xem xét lựa chọn loại hình của tổ chức sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh gồm: Thuế, trách nhiệm cá nhân, khả năng dễ dàng sang nhượng, bổ sung hoặc thay thế chủ sở hữu mới và kỳ vọng của nhà đầu tư. Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến bạn có thể lựa chọn: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết ưu nhược điểm của của các loại hình doanh nghiệp tại đây. Hoặc liên lạc với tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

1. Chuẩn bị bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên ( đối với loại hình công ty TNHH), các cổ đông ( đối với loại hình công ty cổ phần).

Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm.

Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên, cổ đông của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

2. Lựa chọn đặt tên công ty: Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm

Tên công ty không được trùng lắp hoàn toàn với các công ty đã thành thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc) được quy định tại Điều 42 của Luật doanh nghiệp 2014. Để xác định tên công ty mình dự kiến đặt có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào vào “dangkykinhdoanh.gov.vn” để kiểm tra.

3. Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

4. Xác định ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến kinh doanh.

Bạn cần tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh có cần điều kiện hay không (điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…)

>>> Xem ngay những ngành nghề cần vốn pháp định để biết ngành nghề bạn dự kiến kinh doanh có cần phải vốn pháp định hay không.

5. Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng sau này như sau:

• Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm;

• Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với tư vấn Blue để được tư vấn và hỗ trợ.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon