Theo cam kết WTO ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh không bị hạn chế. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia thành lập công ty tại Việt Nam để kinh doanh dịch vụ phòng khám. Tuy nhiên các thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh phòng khám chuyên khoa như thế nào thì hãy cùng tư vấn Blue Thanh Hóa tìm hiểu nội dung sau.
Cơ sở pháp lý:
- Điều ước quốc tế: WTO, AFAS, FTAs
- Pháp luật Việt Nam:
- Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế;
- Luật Đầu tư 2014;
- Luật Doanh nghiệp 2014;
Điều kiện đầu tư:
Theo WTO: Không hạn chế, ngoại trừ mức vốn đầu tư tối thiểu là 200.000 USD.
Theo pháp luật Việt Nam:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
- Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Điều kiện riêng đối với phòng khám chuyên khoa
Cơ sở vật chất:
– Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant), châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;
– Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt;
– Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.
Quy trình thành lập công ty:
Bước 1: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư tại UBND tỉnh (đối với Dự án thuê đất của nhà nước)
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất;
– Văn bản ủy quyền của nhà đầu tư cho người thực hiện thủ tục
Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố.
Thời gian thực hiện thủ tục: 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);
– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày Sở kế hoạch và Đầu tư nhận được đủ hồ sơ.
Bước 3: Đăng kí thành lập doanh nghiệp
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp hiện hành, việc thành lập doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực;
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, văn bản ủy quyền của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức ;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp ở bước 1;
- Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: 05 – 07 ngày làm việc.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Các vấn đề liên quan đến việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh phòng khám chuyên khoa hay thành lập công ty khác quý vị hãy liên hệ ngay với tư vấn Blue Thanh Hóa để được tư vấn miễn phí.