Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Quy trình thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tại Thanh Hóa

Khi nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, phải tiến hành các thủ tục theo trình tự quy định tại cam kết wto, luật doanh nghiệp 2014, luật doanh nghiệp 2015 và các văn bản dưới luật.

Bởi vậy Tư vấn Blue chúng tôi  xin giới thiệu các quy trình cơ bản đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa  như sau:

duanbatdongsan-1353009832

Quy trình thủ tục đầu tư tại Thanh Hóa.

1. Thẩm quyền giải quyết thủ tục đầu tư

Thẩm quyền của Chính phủ

Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

a) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

b) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

c) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;

d) Phát thanh, truyền hình;

đ) Kinh doanh casino;

e) Sản xuất thuốc lá điếu;

g) Thành lập cơ sở đào tạo đại học;

h) Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Dự án đầu tư không thuộc các trường hợp nêu trên, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:

a) Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;

b) Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

c) Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:

a) Kinh doanh vận tải biển;

b)Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;

c) In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;

d) Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

2. Thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án BOT, BTO, BT.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon