Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên tại Thanh Hóa

Trước khi bạn dự tính tiến hành thủ tục thành lập công ty, ngoài việc chuẩn bị toàn bộ kế hoạch về ngân sách, địa chỉ dự tính đặt công ty, các thông tin công ty cần thiết để tiến hành thành lập công ty như: Tên công ty, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật, cơ cấu góp vốn, thì bạn cần xác định được bao nhiêu người cùng góp vốn để thành lập công ty cùng mình, vì số lượng thành viên góp vốn sẽ quyết định loại hình công ty cần thành lập. Trong bài viết này tư vấn Blue xin hướng dẫn thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên tại Thanh Hóa như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Bước 1: Cá nhân, tổ chức gửi thông tin dự kiến thành lập đến tư vấn Blue

Sau khi nhận được thông tin từ khách hàng, chuyên viên tư vấn Blue sẽ  tư vấn  các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc thành lập công ty TNHH 1 thành viên, tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia. Nếu có trùng hoặc gây nhầm lẫn Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách thức thêm tiền tố để không trùng mà vẫn giữ nguyên được ý tưởng về tên công ty.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thành viên góp vốn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của thành viên góp vốn: Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với thành viên góp vốn là cá nhân và bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;
  • Điều lệ công ty;
  • Đối với thành viên góp vốn là tổ chức thì phải cung cấp thêm danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao giấy tờ tùy thân của họ.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

Thành viên góp vốn có thể lựa chọn một trong hình thức nộp hồ sơ như sau:

Đăng ký trực tiếp: Thành viên góp vốn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở kinh doanh. Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Đăng ký qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử nếu:

  • Có đủ tài liệu theo quy định về việc thành lập công ty TNHH một thành viên và được chuyển sang định dạng PDF hoặc File ảnh. Tên văn bản phải được đặt tiêu đề cụ thể tương ứng.
  • Các thông tin đăng ký kinh doanh phải được khai báo chính xác so với bản giấy doanh nghiệp lưu giữ.
  • Hồ sơ đăng ký qua mạng phải được ký bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh của người đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu Quý khách hàng sử dụng dịch vụ tại các công ty tư vấn thì sử dụng tài khoản của người phụ trách soạn thảo hồ sơ để đăng ký.
  • Hồ sơ nộp hợp lệ sẽ được Sở kế hoạch đầu tư ra thông báo về việc hồ sơ hợp lệ. Người thực hiện đăng ký in thông báo này cùng hồ sơ bản gốc nộp tại Sở kế hoạch đầu tư để chuyên viên trình ký trả kết quả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn.

Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Khắc dấu pháp nhân và thông báo về mẫu dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên doanh nghiệp;Mã số doanh nghiệp. Sau khi có con dấu doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh,  Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thủ tục sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh + MST + con dấu

  • Mở tài khoản doanh nghiệp và thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Treo bảng hiệu tại trụ sở đã đăng ký;
  • Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Liên hệ với cơ quan quản lý thuế để hoàn tất các thủ tục: lập hồ sơ khai thuế ban đầu; kê khai và nộp thuế môn bài; đăng ký chữ ký số và kê khai thuế qua mạng điện tử; đăng ký phương pháp tính thuế; đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định;
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn và đặt in hóa đơn VAT;
  • Góp đủ vốn đăng ký và báo cáo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Lập và lưu trữ sổ sách kế toán;
  • Lập và lưu trữ các tài liệu bắt buộc theo quy định của luật doanh nghiệp (điều lệ, sổ đăng ký thành viên, các biên bản họp và quyết định…);
  • Kê khai thuế hàng tháng, hàng quý và báo cáo tài chính năm;
  • Đăng ký, kê khai lao động; đăng ký thang lương, bản lương; đăng ký, tham gia đóng BHYT, BHXH, BHTN với cơ quan quản lý lao động;
  • Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện)

Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên tại Thanh Hóa, quý vị hãy liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon