Công ty là thuật ngữ mọi người hay dùng để chỉ về Doanh nghiệp, bản chất là tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích hoạt động kinh doanh. Thành lập công ty giúp cho cá nhân, tổ chức có một tư cách pháp nhân để hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều quý vị đang muốn thành lập công ty nhưng chưa biết hết các điều kiện cần thiết như thế nào. Công ty tư vấn Blue Thanh Hóa xin gửi đến quý vị những thông tin về các điều kiện để thành lập công ty Tĩnh Gia- Thanh Hóa như sau.
Nguồn Internet
1. Quy định điều điều kiện để thành lập công ty:
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014
2. Những điều kiện cơ bản để thành lập công ty:
Tùy từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh,… điều kiện để thành lập công ty sẽ có sự khác nhau. Nhưng cơ bản có những điều kiện như:
* Điều kiện về đối tượng để thành lập công ty
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014: Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
Tham khảo bài viết: Những người có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp? để hiểu kỹ hơn về nội dung này.
* Điều kiện về địa chỉ trụ sở để thành lập công ty:
Trụ sở để đăng ký Thành lập công ty rất quan trọng, nó quyết định cơ quan quản lý thuế, quản lý đăng ký của doanh nghiệp. Do đó chủ doanh nghiệp lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích hoạt động kinh doanh như: Có sự ổn định lâu dài, không đang nằm trong diện tranh chấp,…. nhưng phải đáp ứng các điều kiện cơ bản:
Trụ sở đăng ký doanh nghiệp Phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp
Phải có địa chỉ rõ ràng đến số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Không đang nằm trong diện tranh chấp quyền sở hữu
Trụ sở công ty không đặt tại chung cư, nhà tập thể,…
Với các ngành nghề có điều kiện yêu cầu chi tiết hơn về địa chỉ trụ sở và các điều kiện kéo theo. Ví dụ
– Công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo tiếng: yêu cầu về diện tích, số lượng phòng,…
– Doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành sản xuất, chế biến, nuôi trồng… thì không được đặt trụ sở tại khu đông dân cư, trung tâm thành phố. Nếu muốn đặt trụ sở chính trong thành phố, thì doanh nghiệp chỉ được trao đổi, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, và phải thành lập chi nhánh/địa điểm kinh doanh tại nơi khác để thực hiện công việc chế biến, sản xuất và nuôi trồng…của mình tại đó.
– Hay đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Karaoke thì địa chỉ phải nằm trong khu vực cho phép, cách xa trường học, cơ quan hành chính sự nghiệp,…
– Công ty đấu giá tài sản phải Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động bán đấu giá tài sản.
Và một số yêu cầu khác nữa tùy từng trường hợp.
* Điều kiện về tên doanh nghiệp để thành lập công ty:
Tên doanh nghiệp rất được chủ doanh nghiệp coi trọng, vì nó gắn liền với doanh nghiệp trong từng hoạt động, giao dịch sau này cũng như ý nghĩa tinh thần, thương hiệu của doanh nghiệp. Thường, chủ doanh nghiệp muốn đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh cho đối tác dễ nhớ và dễ quảng bá hoặc theo tên của mình, gia đình, hoặc người thân của mình, hoặc 1 thương hiệu đã gắn bó với họ từ trước đó,… Tuy nhiên lượng doanh nghiệp quá lớn hiện nay dễ dẫn đến sự trùng lặp do đó để thành lập doanh nghiệp cần chọn tên doanh nghiệp không chỉ mang ý nghĩa mà còn phải đúng quy định của pháp luật. Cụ thể như:
Tên của doanh nghiệp theo tiếng Việt phải bao gồm 2 thành tố và phải theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp sau đó đến tên riêng.
Tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp: Là tên được dịch từ tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài theo hệ chữ La-tinh.
Tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó;
Doanh nghiệp không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đề làm một phần hoặc toàn bộ tên riêng của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
* Điều kiện về ngành nghề để thành lập công ty:
Luật quy định Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Vậy nên doanh nghiệp cần chú ý danh sách những ngành, nghề cấm kinh doanh để tránh, không đăng ký khi thành lập. Tham khảo bài viết: Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Với những ngành, nghề có điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện và duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Tham khảo bài viết: Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Tuy nhiên khi đăng ký thành lập, tùy theo điều kiện có những ngành, nghề không yêu cầu dáp ứng điều kiện ngay khi đăng ký thành lập công ty nhưng có những ngành, nghề lại yêu cầu đáp ứng điều kiện ngay khi Đăng ký thành lập công ty
* Điều kiện về thành viên, cổ đông sáng lập để thành lập công ty:
Trong các điều kiện để thành lập công ty thì điều kiện về thành viên sáng lập cũng khá quan trọng. Nó căn cứ theo loại hình doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp muốn thành lập như:
Công ty TNHH 1 thành viên thì chỉ được phép có duy nhất 1 thành viên để thành lập công ty cũng chính là chủ doanh nghiệp
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì yêu cầu tối thiểu có 2 thành viên để thành lập công ty
Công ty cổ phần thì tối thiểu phải có 3 cổ đông để thành lập công ty,…
Và một số ngành nghề có điều điện có yêu cầu về người đứng đầu doanh nghiệp phải có điều kiện nhất định mới được thành lập công ty ví dụ như: Người đại diện theo pháp luật của công ty bán đấu giá tài sản phải là đấu giá viên,…
* Điều kiện về vốn để thành lập công ty:
Với những ngành, nghề không yêu cầu thì vốn của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký khi thành lập công ty. Tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý: Thời hạn góp vốn được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 có sự thay đổi so với Luật doanh nghiệp cũ là: Các doanh nghiệp đều phải góp đủ vốn đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ khi thành lập. Và chế tài xử phạt kèm theo cũng quy định: Doanh nghiệp không góp đủ thì vốn mặc định giảm xuống đến mức đã góp, cổ đông/thành viên nào không góp thì không còn là thành viên/cổ đông của công ty và công ty phải điều chỉnh vốn cũng như loại hình tương ứng.
Với những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về mức vốn thì thành viên/cổ đông phải góp đủ và có giấy xác nhận về số vốn đó (qua ngân hàng) thì mới đủ điều kiện thành lập công ty. Ví dụ như: Ngành nghề kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ môi giới việc làm, kinh doanh dịch vụ bảo vệ, hay kinh doanh dịch vụ du học,….
Trên đây là những điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp, ngoài ra còn một số điều kiện khác nữa, chủ yếu quy định trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà công ty tư vấn Blue Thanh Hóa gửi chia sẻ với quý vị. Mọi vấn đề còn chưa rõ quý vị hãy liên hệ với công ty tư vấn Blue Thanh Hóa để được hướng dẫn thêm nhé.