Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh công ty tại Thanh Hóa

Để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty, việc thành lập địa điểm kinh doanh, chi nhánh hay VPĐD đều được pháp luật cho phép và doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc thay đổi này. Tuy nhiên địa điểm kinh doanh, chi nhánh và VPĐD đều có những đặc điểm riêng biệt, tùy theo tầm nhìn của doanh nghiệp mà lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích hoạt động.

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có con dấu và phải đặt cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong bài viết này tư vấn Blue xin tư vấn đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh công ty tại Thanh Hóa như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Hồ sơ bao gồm:

1. Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-11, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);  nội dung thông báo bao gồm:

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
  • Tên địa điểm kinh doanh:
  • Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tốt nhất cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp:
  • Hợp đồng thuê văn phòng,
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) của văn phòng cho thuê.
  • Bản sao Chứng minh thư, hộ khẩu của bên cho thuê
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của công ty mẹ
  • Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

2. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh thay thế cho nội dung đăng ký hoạt động trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do cơ quan đăng ký đầu tư cấp mà không thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Hồ sơ gồm:

  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do cơ quan đăng ký đầu tư cấp;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (Phụ lục II-19, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).

3. Trường hợp doanh nghiệp là tổ chức tín dụng thuộc loại hình công ty trách nhiệm hoặc công ty cổ phần, khi lập địa điểm kinh doanh ở trong nước thì hồ sơ phải có Bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Lệ phí:100.000 đồng, đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh (Thông tư số 215/2016/TT-BTC). Miễn lệ phí đối với trường hợp thực hiện qua mạng điện tử (Thông tư số 215/2016/TT-BTC).

Cách thức thực hiện:

Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh

Qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật thực hiện qua dịch vụ Bưu chính bằng cách ký hợp đồng cung cấp dịch vụ liên quan đến đăng ký kinh doanh với Bưu điện.

Lưu ý: Sau khi nhận Giấy phép thành lập địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp kiểm tra đầy đủ các thông tin trên Giấy chứng nhận. Nếu phát hiện có sai sót phải thực hiện công văn yêu cầu hiệu đính gấp để Giấy phép hợp lệ (Trường hợp sai do lỗi cơ quan đăng ký kinh doanh). Thực hiện thủ tục thay đổi các thông tin chưa chính xác (Nếu lỗi do người thực hiện thủ tục hành chính).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Mọi vấn đề vướng mắc về đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh công ty tại Thanh Hóa , quý vị hãy liên hệ tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon