Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Điều kiện để thành lập nhà hàng và quán ăn

Có rất nhiều cá nhân lựa chọn kinh doanh quán ăn và nhà hàng ăn uống là lĩnh vực hoạt động của mình, nhưng nhiều người còn phân vân rằng “mở quán ăn có cần đăng ký kinh doanh không” và “mở quán ăn có phải đăng ký kinh doanh không”, nếu có thì thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán ăn bao gồm những g? Công ty tư vấn Blue Thanh Hóa xin chia sẻ với quý vị những thông tin về điều kiện để thành lập nhà hàng và quán ăn như sau.

nha hang

Nguồn Internet

Quy định về loại hình đăng ký kinh doanh quán ăn như sau:

có 3 hình thức phổ biến đối với loại hình kinh doanh nhà hàng ăn uống như sau:

– đăng ký kinh doanh cá nhân

– đăng ký hộ kinh doanh

– đăng ký kinh doanh theo doanh nghiệp công ty

Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật:

Có thể lựa chọn 02 hình thức để mở nhà hàng, quán ăn để kinh doanh: Thành lập dưới dạng hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh:

– Đối với chủ sở hữu là Công ty thì việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn trước tiên công ty cần có giấy phép đăng ký kinh doanh

– Đối với trường hợp Hộ kinh doanh thì để thành lập nhà hàng, quán ăn phải có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện/ cấp quận nơi đặt địa điểm kinh doanh cấp

Tuy nhiên, hầu hết nhà hàng, quán ăn hiện nay đều đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể. Thủ tục đăng kí hộ kinh doanh cá thể nhanh gọn và đơn giản hơn rất nhiều, các mức thuế, phí theo dạng khoán hàng năm ở mức rất thấp nhất.

Hồ sơ đăng kí đối với hộ kinh doanh:

+ Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh hộ kinh doanh.

+ Bản sao CMND/ Hộ chiếu/ thẻ căn cước/ giấy chứng thực tương đương khác của cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh.

Ngoài ra các thông tin cần thông báo như: cung cấp tên, địa chỉ kinh doanh, cung cấp ngành nghề kinh doanh, số vốn góp…

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thì người nộp thuế chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định (kê khai đầy đủ thông tin vào mẫu tờ khai và các giấy tờ kèm theo) sau đó gửi đến cơ quan thuế để làm thủ tục đăng ký thuế. Cơ quan thuế sẽ kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế, nếu hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục thì sẽ xử lý hồ sơ và cấp mã số thuế cho người nộp thuế.

Một số thủ tục cần thiết để không vi phạm quy định của pháp luật:

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Đối với các cơ sở không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm tại Ủy ban nhân dân Quận, huyện ngay trên địa bàn mà cơ sở đó hoạt động.

Hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm căn cứ theo Quyết định 14/2014/QĐ-UBND bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở).

– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Xin giấy phép bán lẻ rượu nếu như có kinh doanh rượu.

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu.

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận mã số thuế.

– Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ/hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu.

– Hồ sơ về địa điểm kinh doanh.

– Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm).

– Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để bảo đảm khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu).

– Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường nếu diện tích nhà hàng, quán ăn > 200m2

Hồ sơ cần thiết: Bản kế hoạch bảo vệ môi trường.

Cơ quan cấp: Phòng tài nguyên và môi trường – UBND cấp huyện.

Khi đã đáp ứng đủ các yêu cầu pháp lý trên thì bạn nên chấp hành một cách nghiêm chỉnh các bản cam kết, kế hoạch của mình hay những văn bản pháp lý của nhà nước ban hành. Chỉ khi chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước thì việc kinh doanh của bạn mới có thể thuận lợi đồng thời tạo uy tín cho nhà hàng, quán ăn của mình.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon