Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu và logo cho doanh nghiệp

Quý vị đang muốn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp mình nhưng lại không biết các thủ tục thực hiện ra sao và đang băn khoăn để tìm cho mình 1 đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tin cậy, mang lại giải pháp tốt nhất, sự hiệu quả cho doanh nghiệp mình. Hãy đến với Tư vấn Blue Thanh Hóa của chúng tôi để tìm hiểu thêm các thông tin về thủ tục đăng ký nhãn hiệu và logo cho doanh nghiệp như sau.

logo1

Hình minh họa

1) Những tài liệu cần chuẩn bị để thực hiện việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

a. Cần chuẩn bị 10 mẫu nhãn hiệu, trong đó mẫu nhãn hiệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 20mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai.

b. Cần cung cấp tên và địa chỉ của chủ đơn nhãn hiệu, trong đó:

– Nếu chủ đơn là cá nhân thì tên và địa chỉ ghi theo chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu.

– Nếu chủ đơn là tổ chức thì tên và địa chỉ ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c. Cần cung cấp danh mục sản phẩm/dịch vụ dự định đăng ký theo đơn nhãn hiệu:

– Danh mục sản phẩm dịch vụ được phân loại theo Bảng danh mục hàng hóa dịch vụ Ni-xơ.

– Có thể đăng ký nhãn hiệu cho một hoặc nhiều nhóm sản phẩm dịch vụ.

Về việc phân nhóm hàng hóa dịch vụ, các sản phẩm/dịch vụ cần được phân nhóm theo Phân loại hàng hóa Quốc tế trong đó có 34 nhóm sản phẩm và 11 nhóm dịch vụ, ví dụ:

– Nhóm 1: Sản phẩm hóa học dùng cho công nghiệp, khoa học, nhiếp ảnh, nghề làm vườn, lâm nghiệp.

– Nhóm 2: Thuốc màu, sơn, vecni; chất chống gỉ và chất bảo quản gỗ; thuốc nhuộm; thuốc cắn màu; nhựa tự nhiên dạng thô; kim loại dạng lá và dạng bột dùng cho họa sĩ, người làm nghề trang trí, nghề in và nghệ sĩ.

– Nhóm 3: Chất để tẩy trắng và các chất khác dùng để giặt; chất để tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và mài mòn; xà phòng; nước hoa, tinh dầu, mỹ phẩm, nước xức tóc; thuốc đánh răng.

Tiếp theo là các nhóm khác từ Nhóm 4 đến Nhóm 44 (không nêu ra ở đây).

– Nhóm 45: Dịch vụ pháp lý; dịch vụ an ninh nhằm bảo vệ người và tài sản; các dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi người khác phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cá nhân.

Quy trình thực hiện

– Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu trước khi nộp đơn (không bắt buộc);

– Bước 2: Nếu nhãn hiệu đạt khả năng bảo hộ theo kết quả tra cứu chúng tôi sẽ tiến hành nộp đơn tại Cục Sở hữu Trí tuệ và theo dõi tiến trình đơn đến khi có kết quả.

d. Tài liệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

– 10 mẫu nhãn hiệu theo yêu cầu như nêu trên;

– Giấy ủy quyền (nếu đơn được nộp qua đại diện Sở hữu Trí tuệ);

– Chứng từ nộp lệ phí.

2) Làm cách nào để tối ưu chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?

Để tối ưu chi phí khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn có thể cân nhắc những giải pháp sau:

a. Thực hiện tra cứu sơ bộ trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu Trí tuệ để đánh giá khả năng tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu dự định đăng ký với các nhãn hiệu đã được cấp bằng. Nếu phát hiện có nhãn hiệu đã đăng ký trùng với nhãn hiệu của mình, người nộp đơn nhãn hiệu nên cân nhắc sửa đổi nhãn hiệu cho khác biệt. Việc tra cứu sơ bộ được thực hiện trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu Trí tuệ tại http://iplib.noip.gov.vn.

b. Do phí đăng ký nhãn hiệu được tính toán dựa trên số nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký, mức phí tối thiểu cho đơn nhãn hiệu tương ứng với đơn có 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ với nhỏ hơn hoặc bằng 6 sản phẩm/dịch vụ. Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ tính thêm phí đăng ký cho từng nhóm bổ sung và từng sản phẩm/dịch vụ từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm. Do đó, chủ đơn nên cân nhắc chỉ đăng ký cho những nhóm sản phẩm/dịch vụ mà chủ đơn dự định sẽ khai thác thương mại, không đăng ký cho tất cả các nhóm sản phẩm/dịch vụ tương ứng với các nhóm ngành ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí.

3) Thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu 

Việc xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu gồm các giai đoạn sau:

– Giai đoạn thẩm định hình thức: 1-2 tháng: trong giai đoạn hình thức, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu có những sai sót như sự không thống nhất về tên và địa chỉ của chủ đơn trong tờ khai và trong giấy ủy quyền, phí nộp đơn không đầy đủ hay phân nhóm hàng hóa dịch vụ không đúng, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra thông báo thiếu sót hình thức và cho thời hạn 1 tháng để người nộp đơn khắc phục thiếu sót. Nếu thiếu sót được khắc phục, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

– Công bố đơn: trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ, đơn nhãn hiệu được công bố trên Công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ. Người nộp đơn có thể tra cứu thông tin đơn công bố tại trang web của Cục Sở hữu Trí tuệ: http://iplib.noip.gov.vn.

– Giai đoạn thẩm định nội dung: thời gian thẩm định nội dung theo quy định của Cục Sở hữu Trí tuệ nằm trong khoảng từ 9 đến 11 tháng hoặc đôi khi kéo dài hơn, tuỳ theo mức độ khó của từng đơn. Trong giai đoạn này, thẩm định viên có thể đưa ra những công văn từ chối cấp bằng một phần nhãn hiệu hoặc từ chối cấp bằng cho nhãn hiệu và cho người nộp đơn thời hạn 02 tháng để phúc đáp. Nếu nội dung phúc đáp của người nộp đơn khắc phục được nội dung từ chối của Cục, đơn nhãn hiệu sẽ được cấp bằng.

– Giai đoạn cấp bằng: giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ phí cấp bằng.

4) Chi phí đăng ký nhãn hiệu 

Phí đăng ký nhãn hiệu được tính theo số nhóm hàng hóa/dịch vụ đăng ký và số sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm. Thông thường, khi nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải nộp các loại phí sau đây:

– Lệ phí nộp đơn cho các nhóm hàng hoá/dịch vụ;

– Lệ phí nộp đơn cho các sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm;

– Lệ phí công bố đơn;

– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho mỗi nhóm hàng hoá, dịch vụ;

– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho các sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm;

– Phí thẩm định nội dung cho các nhóm hàng hoá/dịch vụ;

– Phí thẩm định nội dung bổ sung cho các sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm.

Ngoài ra, nếu đơn xin hưởng quyền ưu tiên thì người nộp đơn sẽ phải nộp lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Như vậy, chi phí cho việc nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ khác nhau. Nếu một đơn nhãn hiệu chỉ đăng ký một nhóm sản phẩm/dịch vụ có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ thì chi phí sẽ ở mức thấp nhất.

Tư vấn Blue rất hân hạnh được phục vụ các dịch vụ cho quý vị, cũng như luôn sẵn sàng tư vấn cho quý vị các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu và logo cho doanh nghiệp.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon