Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Thủ tục đăng ký nhãn dán năng lượng

Nhãn năng lượng xác nhận là nhãn thể hiện hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng Việt) được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao (HEPS) do Bộ Công Thương quy định theo từng thời kỳ. Hãy cùng Tư vấn Blue tìm hiểu về các thủ tục đăng ký nhãn dán năng lượng như sau.

nl

Hình minh họa

Nhãn năng lượng giúp người tiêu dùng hiểu biết về sản phẩm mà mình mua và sử dụng, giúp nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc cải tiến sản phẩm đồng thời những thông tin này cũng tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa các nhà sản xuất. Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương. Thông tư sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 10 tháng 2 năm 2017.

Danh mục các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng

Danh mục các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng được quy định tại Quyết định 51/2011/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2011, sửa đổi bởi Quyết định 03/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 1 năm 2013; bao gồm các nhóm sau:

* Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình;

* Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy photo copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại;

* Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện;Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con (loại 7 chỗ trở xuống).

Nhóm các hàng hóa sau đây không áp dụng quy định dán nhãn năng lượng:

Theo thông tư 36/2016/TT-BCT thì các hàng hóa sau không được áp dụng quy định dán nhãn năng lượng

  • Hàng hóa, vật tư thiết bị tạm nhập – tái xuất; Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu;
  • Hàng hóa doanh nghiệp trong nước sản xuất, gia công phục vụ xuất khẩu (không tiêu thụ trong nước);
  • Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân;
  • Hàng hóa nhập khẩu phi thương mại: Hành lý cá nhân, hàng hóa ngoại giao; hàng hóa tham gia triển lãm, hội chợ; Quà biếu, tặng; Hàng hóa, vật tư phụ tùng, linh kiện nhập khẩu đơn chiếc phục vụ mục đích sử dụng, thay thế trong các công trình, dự án đầu tư, phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật và các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp Luật.

Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng.

Các loại nhãn năng lượng:

Nhãn so sánh: là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng;

Nhãn xác nhận: là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.

Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng:

Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng.

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng (nêu rõ đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận) theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư 36/2016/TT-BCT;
  • Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
  • Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

Nơi nhận: Bộ Công thương.

Hình thức: Gửi hồ sơ trực tuyến tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công thương (www.moit.gov.vn) hoặc gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Công thương.

Lưu ý:

Nếu tài liệu nào trong hồ sơ được làm bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng;
Nếu có thay đổi về tiêu chuẩn đánh giá, thay đổi về phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng thì phải thực hiện lại đăng ký dán nhãn năng lượng theo thủ tục như trên.

Thu hồi nhãn năng lượng:

Bộ Công thương có quyền quyết định thu hồi nhãn năng lượng nếu:

– Mẫu nhãn năng lượng có thông tin sai lệch so với mẫu dự kiến tại hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng;

– Mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng tại Giấy công bố dán nhãn năng lượng.

Nếu quý vị chưa rõ hay cần tư vấn chổ nào về thủ tục đăng ký nhãn dán năng lượng, hãy liên hệ với công ty Tư vấn Blue chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon