Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế

Nhìn chung, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ – sự sáng tạo, sản phẩm trí tuệ của con người đang dần được pháp luật, cũng như các tổ chức, cá nhân quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, việc bảo hộ sáng chế – một trong những đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung, cũng như giá trị pháp lý của bằng sáng chế nói riêng chưa thực sự được các tổ chức, cá nhân Việt Nam quan tâm. Nhằm giúp quý vị hiểu thêm một phần trong việc hảo hộ quyền sở hữu trí tuệ – sự sáng tạo nên bài viết hôm nay Tư vấn Blue Thanh Hóa muốn tập trung vào vấn đề là các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế như sau.

kdbh

Hình minh họa

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế được quy định trong điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.

– Các đối tượng không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn ứng dụng công nhiệp của sáng chế như: phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kĩ thuật.

Ngoài ra, vì một số điểm tương đồng mà sáng chế thường dễ bị nhầm lẫn với phát minh. Nhưng trên thực tế đấy là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Về bản chất, phát minh là việc nhận ra quy luật tự nhiên vốn tồn tại, trong khi sáng chế là tạo ra phương tiện mới về mặt kĩ thuật chưa từng tồn tại. Phát minh không thể trực tiếp áp dụng vào đời sống mà phải thông qua sáng chế. Cùng với thời gian, sáng chế có thể suy giảm, tiêu vong theo tiến độ của khoa học công nghệ, kỹ thuật, còn phát minh luôn tồn tại trong lịch sử nhân loại.Vì vậy, Luật Sở hữu trí tuệ không bảo hộ phát minh với danh nghĩa sáng chế mà có cơ chế pháp lý khác.

– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động tri óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính; cách thức thể hiện thông tin.

Các đối tượng này chỉ thuần tuý là sự thể hiện thông tin chứ không mang là một giải pháp kỹ thuật. Do đó, không thể có khả năng áp dụng chúng vào sản xuất công nghiệp trong thực tiễn được. Các đối tượng “sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động tri óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chương trình máy tính được” bảo hộ theo quy định quyền tác giả. Vì vậy, các đối tượng này không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.

– Giống thực vật, giống động vật; Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải quy trình vi sinh.

Các đối tượng này được bảo hộ trong lĩnh vực khác bởi những đặc điểm khác biệt của các đối tượng này. Ví dụ như Quy trình để tạo ra một giống cây trồng mới thường mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, việc sao chép giống cây trồng lại có thể được thực hiện nhanh chóng theo nhiều cách thức khác nhau, như: chiết cây, giâm cây hoặc gieo hạt … Việc thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế (tối đa chỉ 20 năm) lại không phù hợp đối với đối tượng giống cây trồng mới (thời gian khai thác giống cây trồng có thể kéo dài đến 25 năm hoặc hơn thế). Do vậy, đòi hỏi các cần phải xây dựng cơ chế bảo hộ hữu hiệu, riêng biệt cho đối tượng giống cây trồng mới, đảm bảo cho người tạo giống cây trồng có thể khai thác lợi nhuận và tái đầu tư cho các hoạt động sáng tạo của mình.

– Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán, chữa bệnh cho người và động vật.

Loại trừ đối tượng này ra khỏi phạm vi sáng chế được bảo hộ bởi vì việc tìm ra phương pháp phòng và chữa bệnh cần phải mở rộng phạm vi áp dụng vì mục đích nhân đạo có tầm quan trọng rất lớn đến lợi ích cộng đồng, nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và không thể đưa ra để tư nhân hóa hoặc thương mại hóa được.

– Ngoài ra, những sáng chế trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh (theo khoản 1, điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ). Quy định này nhằm mục đích “bảo vệ trật tự công cộng và đạo đức xã hội, bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người cũng như các sinh vật khác để tránh gây nghiêm trọng cho môi trường”. Điều kiện này đặc biệt có ý nghĩa trong những năm gần đây với sự phát triển của công nghệ gen. Cần thiết phải loại trừ việc cấp bằng sáng chế cho quy trình nhân bản người và thay đổi cấu trúc gen nhận dạng người cũng như các loại động vật khác.

Các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng như thành lập doanh nghiệp mà quý vị còn chưa rõ thì hãy liên hệ ngay với công ty Tư vấn Blue Thanh Hóa để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon