Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Thủ tục xin cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam, khi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho một trong những loại hình dưới đây, tuy nhiên, vì lý do khách quan, bị mất, bị rách, có thể yêu cầu xin cấp lại, đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Tư vấn Blue  xin  được chia sẻ với quý vị thủ tục xin cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như sau.

sht

Hình minh họa

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
  • Nghị định số 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;
  • Nghị định số 85/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Quyết định số 88/2006/QĐ-BVHTT về việc ban hành các mẫu tờ khai Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Thông tư số 29/2009/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn bảo hộ quyền tác giả kéo dài trong khoảng thời gian tương đối lâu, cụ thể, các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn, trừ quyền công bố tác phẩm, cho phép người khác công bố tác phẩm; và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ từ 25 năm, đến 100 năm tùy từng loại hình tác phẩm bảo hộ, thậm chí có những loại hình tác phẩm bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Đối với thời hạn bảo hộ dài như vậy, không thể tránh khỏi trong quá trình sử dụng, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả – căn cứ pháp lý bảo hộ quyền tác giả nếu có tranh chấp xảy ra gặp phải rủi ro như bị mất, hư hỏng…. Khi đó, chủ sở hữu Giấy chứng nhận cần thực hiện thủ tục cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

Trường hợp nào chủ đơn được cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chủ sở hữu quyền tác giả tiến hành cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả nếu Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả do chuyển giao quyền/thừa kế….

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn xin cấp đổi/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;
  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
  • 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Giấy ủy quyền nếu hồ sơ do người được ủy quyền nộp đơn (trường hợp chủ đơn ủy quyền cho người khác;
    Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền do được thừa kế, chuyển giao,…
  • Văn bản đồng ý của đồng tác giả/đồng chủ sở hữu nếu tác phẩm có đồng tác giả/quyền tác giả thuộc sở hữu chung

Lưu ý: Tất cả các giấy tờ, tài liệu nêu trên đều phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

 Cách thức nộp hồ sơ và trình tự xử lý

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ những giấy tờ, tài liệu nêu trên, người nộp hồ sơ có thể lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục bản quyền tác giả (tại Hà Nội), văn phòng đại diện Cục bản quyền (Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh), hoặc Sở văn hóa – thể thao và du lịch tại các tỉnh, thành phố khác;

Nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến các địa chỉ nêu trên.

Bước 2: Nhận kết quả

Thời hạn xử lý hồ sơ là 15 ngày làm việc.

Trong khoảng thời gian này, Cục bản quyền sẽ tiến hành xem xét hồ sơ đề nghị cấp đổi, cấp lại văn bằng bảo, nếu xét thấy hồ sơ đủ điều kiện, cục bản quyền sẽ thực hiện cấp đổi, cấp lại văn bằng bảo hộ theo yêu cầu. Trường hợp không đủ điều kiện, cục bản quyền tác giả sẽ ra thông báo từ chối theo quy định của pháp luật hiện hành.

 Các thông tin liên quan đến việc hoàn thành đầy đủ trình tự thủ tục xin cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được Tư vấn Blue trình bày trên. Nếu quý vị còn chổ nào chưa rõ hay cần tư vấn thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon