Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Điều kiện và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu đóng vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp định vị sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng cũng như tạo sự khác biệt trên thị trường. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin chia sẻ điều kiện và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa, nội dung chi tiết như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Điều kiện chung bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu thường

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Điều kiện này được hiểu là nhãn hiệu đó phải được nhận thức, cảm nhận bằng thị giác của con người chứ không phải là vô hình thông qua việc nhìn ngắm, quan sát nhãn hàng hóa và thấy được nhãn hiệu của hàng hóa đó để phân biệt với hàng hóa dịch vụ khác. Hay nói cách khác nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định để con người có thể nhìn thấy được. Để có thể như vậy, nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu đó phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Dễ nhận biết, dễ ghi nhớ được hiểu là khi quan sát thì người tiêu dùng có thể ấn tượng và lưu lại trong trí nhớ của mình, bất kỳ ai khi đã nhìn thấy nhãn hiệu cũng đều dễ dàng nhận biết và phân biệt nhãn hiệu đó với các loại nhãn hiệu khác.

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng không phải đăng ký bảo hộ, chỉ cần đã được sử dụng và nhận biết rộng rãi. Tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:

  • Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
  • Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  • Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  • Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  • Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  • Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu dự định đăng ký;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân tương đương khác của chủ sở hữu là cá nhân;
  • Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.

Nộp đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ

Thời hạn xử lý hồ sơ:

Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng

Các thẩm định viên sẽ xem xét các thông tin khai trên tờ khai, xem xét phân nhóm hàng hóa/dịch vụ, xem xét phí nộp theo số nhóm hàng hóa/dịch vụ và các sản phẩm/dịch vụ trong các nhóm và xem xét các tài liệu khác có trong đơn. Thẩm định viên có thể sẽ ra công văn từ chối nếu đơn có bất kỳ một thiếu sót hình thức nào.

Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng

Việc công bố đơn đạt yêu cầu trên công báo của cục Sở Hữu Trí Tuệ. Việc công bố nhằm cho các tổ chức/cá nhân khác biết đến đơn nhãn hiệu của chủ đơn. Bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến phản đối việc cấp bằng của đơn nhãn hiệu được đăng trên Công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ nếu đưa ra được lý do xác đáng.

Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng

Trong giai đoạn này, thẩm định viên sẽ đưa ra một trong số những ý kiến sau:

  • Đơn bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được cấp bằng,
  • Đơn bị từ chối một phần vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được cấp bằng,
  • Đơn đủ điều kiện cấp bằng và yêu cầu người nộp đơn nộp phí cấp bằng.

Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng

Bạn phải nộp phí cấp bằng và nhận văn bằng khoảng khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày làm thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Và sau khi đơn nhãn hiệu được cấp bằng có nghĩa là bạn sẽ có quyền độc quyền đối với việc sử dụng, cho phép người khác sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.

Ngoài ra, khi phát hiện thấy những nhãn hiệu có khả năng tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình, chủ nhãn hiệu có thể tự mình hoặc thông qua một đại diện sở hữu trí tuệ tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm nếu thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi đối với nhãn hiệu của mình.

Mọi vấn đề vướng mắc về điều kiện và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa nói riêng và các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp nói chung, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue  để được tư vấn giải đáp.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon