Cộng ty cổ phần khi thành lập tối thiểu bao gồm 03 cổ đông sáng lập. Cổ đông sáng lập là cổ đông góp vốn thành lập doanh nghiệp, được ghi tên trong sổ cổ đông và trong Điều lệ công ty. Trong quá trình hoạt động, số lượng cổ đông của công ty có thể thay đổi do chuyển nhượng cổ phần hoặc góp thêm vốn góp. Việc thay đổi thành viên góp vốn công ty diễn ra phổ biến trong thị trường kinh doanh đầy biến động hiện nay. Tuy nhiên, việc thay đổi này cũng gây ra khá nhiều khó về trình tự, thủ tục, hồ sơ. Cty Tư vấn Blue xin cung cấp các thông tin liên quan đến trình tự, thủ tục cần thiết khi thay đổi thành viên góp vốn công ty cổ phần tại Thanh Hóa giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đến quý khách hàng.
Hình minh họa (nguồn từ internet)
Thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh
Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ quản lý cổ đông sáng lập của công ty cổ phần, không trực tiếp quản lý đối với cổ đông phổ thông. Vì vậy, Doanh nghiệp chỉ phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp góp thêm vốn dẫn đến tăng vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng cổ phần dẫn đến thay đổi cổ đông sáng lập của công ty.
Trường hợp doanh nghiệp chỉ chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông phổ thông, không làm thay đổi vốn điều lệ, Công ty chỉ cần thực hiện thay đổi và lưu hồ sơ trong nội bộ của công ty, không cần thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chuyển nhượng cổ phần và hạn chế chuyển nhượng cổ phần
Về nguyên tắc, các cổ đông trong công ty cổ phần được quyền chuyển nhượng cổ phần của mình sở hữu cho các cổ đông khác hoặc người khác. Những người nhận chuyển nhượng cổ phần đương nhiên trở thành cổ đông mới của công ty. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các cổ đông sáng lập, pháp luật quy định trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu tiên thực hiện hoạt động kinh doanh. Cụ thể:
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Thời điểm chuyển nhượng, góp vốn, nghĩa vụ tài chính của các cổ đông khi chuyển nhượng cổ phần
Khác với việc góp vốn thành lập doanh nghiệp (cổ đông sáng lập có thể thực hiện việc góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp), việc cá nhân, tổ chức góp vốn để trở thành cổ đông phổ thông công ty cổ phần phải thực hiện ngay tại thời điểm đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Chuyển nhượng cổ phần được coi là chuyển nhượng chứng khoán nên chịu nghĩa vụ thuế = 0,1% x giá trị chuyển nhượng.
Trình tự thay đổi thành viên góp vốn công ty cổ phần
Khi thay đổi thành viên góp vốn công ty cổ phần, Công ty cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên công ty cổ phần
Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Công ty cử người đại diện nộp hồ sơ thay đổi thành viên góp vốn công ty cổ phần tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tại nơi công ty đặt trụ sở chính.
- Thời gian: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút (các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần).
- Nộp hồ sơ tại quầy số 2, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.
- Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ 13giờ đến 17giờ các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).
Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4;
Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký thay đổi trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định (hoặc Nghị quyết) thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là các thông tin về việc thay đổi cổ đông trong Công ty cổ phần và trình tự các bước để là thủ tục thay đổi cổ đông trong Công ty Cổ phần tại Thanh hóa, Tư vấn Blue xin chia sẽ đến quý khách hàng, mọi chi tiết xin liên hệ Tư vấn Blue xin cung cấp đầy đủ và chính xác nhất.