Hiện tại lĩnh vực xăng dầu đang phát triển mạnh, và là một thị trường được rất nhiều người chú ý đến nhưng không hẳn đã nắm vững được các yêu cầu của nó, nếu quý vị đang lên kế hoạch kinh doanh xăng dầu tại địa phương mình và chuẩn bị thi công, nhưng chưa nắm rõ điều kiện kinh doanh xăng dầu và thủ tục xin phép xây dựng cây xăng như thế nào? Hãy cùng Tư vấn Blue Thanh Hóa chúng tôi tìm hiểu về những điều kiện kinh doanh xăng dầu và các thủ tục xin phép xây dựng cây xăng như sau.
Điều kiện kinh doanh xăng dầu
– Quý vị phải có đất (của bạn hoặc thuê). Nội thành thì diện tích tối thiểu là 300m2. Ngoại thành – chiều ngang theo mặt đường 50m diện tích từ 600m2 đến 900m2
– Phải được UBND xã huyện, tỉnh phê duyệt chủ trương xây dựng cửa hàng xăng dầu và được Sở công thương cấp giấy chấp nhận đồng ý cho xây dựng cửa hàng xăng dầu (giấy phép này rất quan trọng, không có được giấy này thì không mở được). Vì đây là ngành kinh doanh có điều kiện nên muốn xây dựng cửa hàng xăng dầu phải được Sở Công Thương đồng ý mới làm được.
Nếu địa điểm của bạn được duyệt thì bạn cần làm các bước tiếp theo như sau:
1. Đăng ký thành lập DN (Giấy đăng ký kinh doanh)
2. Xin MST doanh nghiệp
3. Thiết kế sơ bộ CHXD do chủ DN tự làm.(Vd: kích thước, bồn chứa, trụ bơm, nhà điều hành, cột thu lôi…)
4. Thẩm duyệt PCCC
5. Giấy phép xây dựng (Giấy chứng nhận đầu tư). Tiến hành nộp bản vẽ kỹ thuật mặt bằng cửa hàng xăng dầu cho Sở xây dựng và Sở PCCC để có được giấy phép xây dựng (Khi nộp bản vẽ kỹ thuật cho Sở PCCC cần nộp kèm theo phương án PCCC).
6. Thiết kế thi công
7. Cam kết môi trường
8. Tổng hợp các giấy tờ được phê duyệt gửi Sở Công thương xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Cửa hàng xăng dầu đã xây dựng xong, trước khi đi vào hoạt động phải có được giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (đây loại giấy phép quan trọng thứ 2). Đây là các bước cơ bản để hoàn thành cửa hàng xăng dầu, Thời gian kéo dài khá lâu nếu đủ điều kiện, còn làm thông qua dịch vụ sẽ nhanh hơn tùy theo bạn chịu chi đến cỡ nào.
Thủ tục và quy trình xin phép xây dựng cây xăng:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (CN ĐKKD) xăng dầu theo mẫu.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp chủ sở hữu cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu.
– Tài liệu chứng minh cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc liên doanh, liên kết, góp vốn (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất hoặc quyết định giao đất của UBND các cấp hoặc hợp đồng liên kết kinh doanh với đơn vị chủ sở hữu đất)
– Bản kê trang thiết bị cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo mẫu.
– Tài liệu chứng minh tính hợp pháp về đầu tư xây dựng của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu (Giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế được cơ quan có chức năng thiết kế và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ đã qua lớp học nghiệp vụ xăng dầu của cán bộ, nhân viên cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo quy định.
– Trường hợp cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu trên phương tiện (tàu, xà lan…) trên sông, ngài những thủ tục trên phải có Giấy chứng nhận an toàn Kỹ thuật phương tiện thủy nội địa do cơ quan Đăng kiểm – Cục đường sông cho phép lưu hành.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy do Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy – Công an Thành phố cấp.
– Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường (do UBND quận huyện xác nhận).
– Kiểm định cột bơm (do cơ quan có chức năng kiểm định: Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội hoặc Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng I của Trung ương kiểm định…)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện giải quyết thủ tục hành chính nằm trong UBND huyện, thị xã, thành phố. Công chức nhận hồ sơ xin phép xây dựng kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp; Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp làm lại cho hoàn chỉnh. Thời gian nhận hồ sơ xin giấy phép xây dựng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Bước 3: Nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện theo các bước sau: Công chức trả giấy phép viết phiếu nộp lệ phí. Người nhận giấy phép nộp tiền tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện. Công chức trả giấy phép xây dựng và yêu cầu người nhận giấy phép ký nhận vào sổ theo dõi của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện. Thời gian trao trả giấy phép xây dựng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Công thương huyện, thị xã, thành phố.
Trên đây là các thông tin về những điều kiện kinh doanh xăng dầu và các thủ tục xin phép xây dựng cây xăng mà công ty Tư vấn Blue Thanh Hóa tổng hợp. Nếu quý vị cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ nhân viên luật tư vấn miễn phí.