Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác, chính là thứ gắn liền với uy tín, chất lượng, niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa như sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Quá trình tra cứu nhãn hiệu/thương hiệu là công việc thuộc bộ phận nhãn hiệu nằm trong cục sở hữu trí tuệ thực hiện. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể tra cứu cơ bản về trạng thái đăng ký nhãn hiệu đã được đăng ký hay chưa bằng một số cách dưới đây.
- Cục sở hữu trí tuệ đã xây dựng cổng thông tin điện tử để tra cứu tình trạng các nhãn hiệu đã bị từ chối hoặc đã được đăng ký. . Đây được coi là giải pháp hữu ích nhất từ trước đến nay, giúp mọi người có thể tra cứu nhanh chóng và chính xác đến 60% tình trạng ý tưởng nhãn hiệu của mình đã bị đăng ký hay chưa. Hơn thế nữa là khách hàng có thể theo dõi quá trình bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Đối với các loại nhãn hiệu khó phân biệt hoặc có khả năng gây nhầm lẫn cao thì cổng thông tin điện tử vừa nói ở trên sẽ không thể kiểm tra được. Bởi vậy, khách hàng cần phải nhờ đến các chuyên viên có kinh nghiệm trong ngành nghề đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp để nhận tư vấn. Thông thường, các công ty luật có “cổng tra cứu riêng” với cục sở hữu trí tuệ, vì vậy, khách hàng chỉ cần gửi mẫu nhãn hiệu của mình để họ kiểm tra giúp.
Bước 2: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu):
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký Luật Blue sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cho đơn đăng ký của Quý khách hàng.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khách hàng cần chuẩn bị
- Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm)
- 01 mẫu NHHH (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
- Luật Blue sẽ chuẩn bị các hồ sơ còn lại theo quy định cho đơn đăng ký nhãn hiệu.
Ngoài các tài liệu cần thiết nêu trên khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần cung cấp thêm cho Công ty luật như sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Bước 3: Nộp hồ sơ
Quy trình và thời hạn xem xét đơn
Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự tổng quát sau (sơ đồ quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu):
Thẩm định hình thức:
Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Thẩm định nội dung:
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Một số lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu:
Để đảm bảo có khả năng được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp cần thiết kế nhãn hiệu đảm bảo được tính độc đáo, phản ánh nét riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ của bên mình đồng thời phải có sự khác biệt với nhãn hiệu của đơn vị khác.
Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình. Trong trường hợp nhãn hiệu chỉ là chữ nên có sự cách điệu để có thể được cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký.
Một số yếu tố không được cấp văn bằng bảo hộ (tức các dấu hiệu loại trừ không nên sử dụng làm nhãn hiệu) bao gồm:
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng,
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Tàu, tiếng La tinh…)
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ;
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ;
- Cách tốt nhất để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu là tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Tư vấn Blue sẵn sàng tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng trước khi thực hiện các công việc tiếp theo trong quy trình đăng ký nhãn hiệu.
Mọi vấn đề vướng mắc về trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue qua hotline hoặc trực tiếp đến văn phòng để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.