Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Các điều kiện và thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Thanh Hóa

Người nước ngoài lao động và làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều nói chung và khu vực thành phố Thanh Hóa nói riêng và yêu cầu chung dành cho tất cả người nước ngoài lao động tại Việt Nam là cần được cấp giấy phép lao động. Tuy nhiên  cũng có một số trường hợp người nước ngoài được miễn giấy phép lao động. Tức là, họ không cần phải làm giấy phép lao động trong suốt thời gian làm việc tại Việt Nam. Sau đây là các điều kiện và thủ tục để xin miễn giấy phép lao động mà công ty Tư vấn Blue xin chia sẻ cùng các quý khách hàng.

thu-tuc-xin-giay-phep-lao-dong-cho-nguoi-nuoc-ngoai-tai-Viet-nam-uy-tin2

                                                                                                                              Nguồn Internet

Các trường hợp được miễn giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam:

– Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;

– Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;

– Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;

– Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;

– Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

– Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam

– Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;

– Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;

– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

– Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

– Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

– Được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam

Hồ sơ miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài:

1. Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

2. Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài

3. Văn bản chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố về việc sử dụng người lao động nước ngoài chưa từng đăng ký tại tỉnh/thành phố. Thực chất đây là mẫu do doanh nghiệp/ tổ chức giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố. Sau khi nhận được công văn giải trình, Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố căn cứ vào văn bản đó để ra văn bản chấp thuận vị trí sử dụng người lao động nước ngoài.

4. Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như: giấy chứng nhận đầu tư, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận hoạt động của văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam)

Lưu ý: Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Bản sao chứng thực Hộ chiếu của người lao động nước ngoài

6. Ảnh 4 cm x6 cm (nền trắng) – không bắt buộc

Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ miễn giấy phép lao động:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại các địa phương là cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ đề nghị xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (thuộc diện miễn giấy phép lao động). Chẳng hạn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Sở lao động – Thương binh và Xã Hội tỉnh Bình Dương…là cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài muốn đến làm việc trong tỉnh/thành phố của Việt Nam.

Thời gian giải quyết hồ sơ miễn giấy phép lao động:

Theo quy định người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ xin xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Trường hợp không xác nhận thì Sở sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Công ty luật Blue xin được chia sẻ cùng quý khách hàng một số thông tin cần thiết để biết các đối tượng được miễn giấy phép lao động và thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Thanh Hóa. Cụ thể chi tiết xin liên hệ với công ty Tư vấn Blue tại Thanh Hóa.

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon