Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa gồm những gì? để giải quyết câu hỏi này, Tư vấn Blue xin hướng dẫn như sau:
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa bao gồm:
- Tờ khai xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
- Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
- Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật Blue
- Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu;
- Tư vấn cách thức thiết kế nhãn hiệu cho phù hợp với hàng hóa/dịch vụ dự kiến đăng ký
- Thực hiện việc phân nhóm ngành đăng ký theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ cần thiết và soạn thảo đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật
- Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo qui định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước
- Hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, đại diện cho quý khách nộp và theo dõi đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
- Sửa đổi, bổ sung theo công văn yêu cầu của Cục
- Giúp khách hàng soạn thảo công văn khiếu nại trong trường hợp doanh nghiệp nhận được quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ
- Nộp lệ phí cấp văn bằng, nhận văn bằng và bàn giao cho Quý khách
- Tư vấn về cách thức thực hiện quyền đối với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ
- Tư vấn, giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu đã được cấp văn bằng
- Thực hiện thủ tục chuyển nhượng văn bằng đã được cấp cho chủ thế khác
- Gửi công văn, đề xuất phương pháp giải quyết đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ
- Thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng cho Quý khách hàng
- Tư vấn về các vấn đề pháp lý khác
Hãy liên hệ Tư vấn Blue khi quý vị có nhu cầu đăng ký sở hữu trí tuệ nói chung và chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa nói riêng. Với đội ngũ chuyên gia giỏi, tận tình, chúng tôi tin tưởng rằng sẽ mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.