Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Hướng dẫn cách bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp theo luật sở hữu trí tuệ

Việc đăng ký bảo hộ thành công đối với nhãn hiệu hàng hóa tạo cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp thực thi các quyền pháp lý liên quan đến việc sở hữu độc quyền nhãn hiệu này trên thị trường. Trên thực tế việc vi phạm, xâm phạm nhãn hiệu vẫn xảy ra thường xuyên. Để giúp quý vị tránh được những sai sót không đáng có trong quá trình bảo vệ nhãn hiệu của  công ty mình, Tư vấn Blue xin được chia sẻ tới quý vị một số thông tin về việc hướng dẫn cách bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp theo luật sở hữu trí tuệ như sau.

Hands on top of each other. Symbolic picture.

Luật Blue cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Cách bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp

Nhắc đến một tập đoàn kinh tế lớn là mọi người thường nhớ ngay đến những nhãn hiệu danh tiếng của các tập đoàn đó. Microsoft có nhiều nhãn hiệu phần mềm như hệ điều hành Windows, Microsoft Office; hay Coca Cola có các nhãn hiệu nổi tiếng toàn thế giới là Fanta, Sprite… Chiến lược sản phẩm của mỗi doanh nghiệp tập trung trên các chính sách phát triển và duy trì sản phẩm của mình.

Chắc nhiều người không biết rằng hàng năm Coca Cola đã bỏ ra hơn 10 triệu USD để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu các sản phẩm của mình. Một bộ phận các chuyên gia nhãn hiệu nổi tiếng của Coca Cola luôn nghiên cứu, tìm hiểu xem có mặt hàng nào có dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của Coca Cola không.

Nhãn hiệu (Brand) là một cái gì đó để nhận biết sản phẩm của người sản xuất và phân biệt chúng với sản phẩm của các nhà sản xuất khác. Nhãn hiệu có thể là một chữ, một hay nhiều mẫu tự, một nhóm chữ, một biểu tượng, một kiểu dáng hoặc một sự kết hợp nào đó giữa chúng.

– Tên nhãn hiệu (Brand name): là sự đọc được một nhãn hiệu.

– Thương hiệu (Trade mark) là nhãn hiệu hoặc một phần của nhãn hiệu được bảo vệ bởi luật pháp.

Nhãn hiệu nói lên xuất xứ của sản phẩm, ngầm nói lên sự bảo đảm chất lượng sản phẩm, nó cung cấp sự thỏa mãn tốt nhu cầu cho khách hàng mà sản phẩm khác không thể có được. Việc dán nhãn là cần thiết đối với người mua lẫn người bán.

Những doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu phải cảnh giác thường xuyên đối với sự bắt chước hoặc ăn cướp nhãn hiệu một cách trắng trợn đối với các nhãn hiệu đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Ðó là việc kinh doanh hàng giả, hàng dỏm. Đồng thời, họ phải tự mình cảnh giác và khám phá sự làm hàng giả sản phẩm giống nhãn hiệu của mình sau đó chính phủ có liên quan mới có thể tiếp tay để xử lý, ngăn chặn …

Từ sự quan trọng của nhãn hiệu như trên, việc bảo vệ nhãn hiệu được đặt ra ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm trong nước, ngoài nước. Riêng EU có một chỉ thị cho phép sử dụng thương hiệu của liên hiệp.

Tính chất pháp lý của việc bảo vệ nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã sử dụng lệ thuộc vào quy định của luật pháp ở mỗi quốc gia. Hầu hết các nước đều quy định người chủ sở hữu nhãn hiệu là người đăng ký trước (EU). Có một số quốc gia đòi hỏi nhãn hiệu phải được đăng ký và sử dụng liên tục thì mới được bảo vệ như: Bolivia, Pháp và Đức. Tuy nhiên, một vài quốc gia vẫn bảo vệ những nhãn hiệu mặc dù chúng không được đăng ký để trở thành thương hiệu. Như vậy, quyền sở hữu nhãn hiệu được đặt trên cơ sở ưu tiên sử dụng, các nước áp dụng luật này là Canada, Ðài Loan, Philippines, Hoa Kỳ và một vài quốc gia khác. Một số nước khác thì cách làm dung hòa được thực hiện. VD: ở Israel thì cả người đăng ký trước và người sử dụng trước đều có quyền sử dụng chung nhãn hiệu.

Có những ngoại lệ cho việc bảo vệ đối với các nhãn hiệu đã quá nổi tiếng trên thế giới, dù không đăng ký hay sử dụng tại một quốc gia nào đó vẫn được bảo vệ.

Ngoài ra các quốc gia đã có nhiều Hiệp ước quốc tế quan trọng cho việc bảo vệ nhãn hiệu:

– Hiệp ước quốc tế về bảo vệ tài sản công nghiệp: có trên 70 quốc gia cùng thỏa thuận hiệp ước này kể cả phần lớn các nước Tây Âu và Hoa Kỳ. Theo hiệp ước này mỗi quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ nhãn hiệu của các nhà sản xuất trên các quốc gia thành viên.

– Hiệp ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Hiện có 20 quốc gia thành viên. Theo quy định một người đăng ký sở hữu nhãn hiệu ở một nước này thì xem như đã nộp hồ sơ đăng ký tại các quốc gia thành viên của hiệp ước.

– Tương tự có Hiệp ước Liên Mỹ áp dụng cho các nước thành viên ở Tây bán cầu.

Quý vị nếu cần tư vấn hay tìm hiểu thêm về các vấn đề sở hữu trí tuệ, xin liên hệ Tư vấn Blue Thanh Hóa chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon