Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tại Thanh Hóa hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Một trong những điều kiện để kinh doanh lĩnh vực này hợp pháp là các doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tư vấn Blue xin chia sẻ một số thông tin liên quan như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Giấy phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các cơ sở, các nhà máy sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Không phải tất cả các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất trong ngành nghề liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Đối với những cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định, những người bán hàng rong thì không phải xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Các trường hợp khác, đều phải có loại giấy này mới được phép tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Các ngành nghề phải xin giấy phép

  • Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định” là bất cứ một gian nhà, tòa nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống” là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  • Cơ sở bán thực phẩm” là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  • Cửa hàng ăn” hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
    Nhà hàng ăn uống” là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
  • “Quán ăn” là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
  • “Căn tin” là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
  • “Chợ” là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
  • “Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
  • “Siêu thị” là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hóa đủ loại.
    “Hội chợ” là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hóa.

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Cơ sở vật chất phải được cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
  • Chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm,
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất/ kinh doanh thực phẩm, ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh
  • Bản mô tả quy trình chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn đồ uống;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia quá trình sản xuất kinh doanh

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm
Quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng: Sâm và các sản phẩm sâm, yến và các sản phẩm yến, thực phẩm giảm cân, trà thảo mộc, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất…
  • Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: Acid citric, hương socola, CMC, chất bảo quản…
  • Dụng cụ , vật liệu, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ y tế
  • Cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu)

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm
Quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

  • Cơ sở kinh doanh Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai.
  • Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất (kinh doanh) thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
  • Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến TP
  • Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi ngành y tế
  • Dịch vụ ăn uống: bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, nhà hàng khách sạn, quán cà phê, quán ăn….

Mọi vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thanh Hóa, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon