Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa giá rẻ  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Thanh Hóa  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Thanh Hóa

Những lưu ý khi đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Thanh Hóa

Mã số mã vạch là một giải pháp tiện lợi và thông minh được rất nhiều các đơn vị kinh doanh/sản xuất lựa chọn sử dụng trong quá trình phân phối và quản lý sản phẩm. Tuy nhiên khi đăng ký và sử dụng thường gặp nhiều vấn đề. Vậy những lưu ý khi đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Thanh Hóa ? Sau khi được Tổng cục đo lường chất lượng cấp mã số, doanh nghiệp cần lưu ý những việc sau trong quá trình sử dụng mã số mã vạch? Tư vấn Blue xin chia sẻ những thông tin giúp quý vị giải đáp vướng mắc nêu trên như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

1, Quy định chung về mã số, mã vạch

Mã số mã vạch (MSMV) là một định nghĩa khá quen thuộc và hầu như nó không thể thiếu có trên các bao bì, vỏ hộp, bao gói của các sản phẩm khác nhau. MSMV còn là công nghệ hàng đầu trong việc thu nhận dữ liệu và nhận dạng các đối tượng sản phẩm, hàng hóa, tổ chức doanh nghiệp,…. dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được.

Mã số vật phẩm là một dãy các con số dùng để phân định sản phẩm, hàng hóa các bên hoặc địa điểm… trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng gồm: sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng.

Mã vạch là một dãy các vạch tối và khoảng trống song song dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét (scanner) có thể đọc được.

2. Lưu ý lựa chọn loại mã số mã vạch phù hợp với số sản phẩm của doanh nghiệp

  • 7 chữ số (phân bổ được cho trên 10.000 dưới 100.000 loại sản phẩm)
  • 8 chữ số (phân bổ được cho trên 1.000 dưới 10.000 loại sản phẩm).
  • 9 chữ số (phân bổ được cho trên 100 dưới 1.000 loại sản phẩm).
  • 10 chữ số (phân bổ cho dưới 100 loại sản phẩm).

3. Lưu ý khi sử dụng mã số mã vạch

Sau khi nộp phí đăng ký và phí duy trì doanh nghiệp sẽ được cấp mã số tạm thời. Doanh nghiệp sử dụng mã số tạm thời đó sau khoảng 02 tháng sẽ liên hệ Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng để nhận Giấy chứng nhận mã số chính thức từ Tổng cục TCĐLCL.

Kể từ năm thứ 2 doanh nghiệp phải nộp phí duy trì trước ngày 30/6 hàng năm. Nếu doanh nghiệp không đóng phí duy trì theo thời gian quy định thì Tổng cục TCĐLCL sẽ thu hồi mã số đã cấp.

Trong quá trình sử dụng mã số mã vạch nếu doanh nghiệp phát sinh thêm sản phẩm. Doanh nghiệp cần đăng ký bổ sung thêm sản phẩm vào danh mục sản phẩm.

4. Lưu ý các doanh nghiệp phân phối sản phẩm của công ty mẹ nước ngoài

Doanh nghiệp muốn đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của công ty mẹ nước ngoài tại Việt Nam cần cung cấp:

  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch của doanh nghiệp nước ngoài;
  • Giấy ủy quyền có công chứng của công ty mẹ cho chi nhánh tại Việt Nam sử dụng mã số của công ty mẹ và sử dụng từ số nào đến số nào;
  • Công văn đề nghị sử dụng mã nước ngoài.

5. Đối với nhu cầu sử dụng Mã nước ngoài

Các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam muốn sử dụng Mã nước ngoài (bao gồm cả mã UCC của Mỹ và Canada) để in trên sản phẩm của mình nhằm phục vụ cho mục đích chỉ để xuất khẩu, phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc được tổ chức nước ngoài chủ sở hữu ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài thông qua thư ủy quyền, hợp đồng sử dụng hoặc các hình thức ủy quyền khác. Sau khi được cấp hoặc được ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài, tổ chức sử dụng phải thông báo việc sử dụng mã số nước ngoài với Tổng cục TCĐLCL bằng văn bản, gửi kèm theo bản sao giấy phép sử dụng, thư ủy quyền, hợp đồng sử dụng hoặc bằng chứng ủy quyền khác.

Mọi vấn đề vướng mắc về những lưu ý khi đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Thanh Hóa, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon