Mã số mã vạch – một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập thông tin một cách tự động các thông tin về sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch. Việc nhận dạng được thông tin sản phẩm là nhờ mỗi sản phẩm đã được ấn định một mã số riêng, trong đó có cung cấp tất cả các thông tin khi dùng máy quét sẽ nhận diện được nguồn gốc hàng hóa. Trong bài viết này Tư vấn Blue sẽ chia sẻ Những điều doanh nghiệp tại Thanh Hóa nên biết về đăng ký mã số mã vạch như sau:
Tại sao phải đăng ký mã số mã vạch?
Đăng ký mã số mã vạch để kiểm kê hàng hóa, tự động hóa kho bãi: Mã số mã vạch có thể giúp bạn để kiểm kê các sản phẩm của bạn dựa vào các ứng dụng công nghệ, đặc biệt với dòng sản phẩm lớn và đa dạng. Bạn có thể tạo những mã số mã vạch cho tất cả các sản phẩm và kiểm soát số lượng trên máy tính. Với việc in mã số mã vạch lên sản phẩm, bạn chỉ việc quét các mã vạch thay vì việc phụ thuộc vào ai đó kiểm kê một cách thủ công. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, tiền bạc, mà còn giảm được rất nhiều các nguy cơ lỗi của con người.
Phục vụ bán hàng tự động: Như bạn đã thấy khi vào siêu thị mua hàng, người thu ngân chỉ việc quét mã sản phẩm bằng máy đọc mã vạch. Đây thực sự là công nghệ thay đổi ngành bán lẻ, tiết kiệm thời gian, tránh sai sót trong bán hàng và ghi chép sổ sách. Hiện nay việc sử dụng mã vạch theo chuẩn Quốc tế cho sản phẩm đã trở thành điều kiện bắt buộc cho các nhà sản xuất muốn đưa sản phẩm của mình vào các hệ thống bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện ích.
Phục vụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh: Với một nền công nghiệp và thương mại tự động, chuyên nghiệp thì các doanh nghiệp khi giao dịch không thể gọi tên sản phẩm là mặt hàng A – màu B – cỡ C – đóng thùng D chiếc được, mà phải giao dịch qua mã số sản phẩm, để tránh sự nhầm lẫn và thuận tiện trong giao dịch.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa: Bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng mong muốn thị trường của mình không chỉ trong nước mà còn phải vươn ra quốc tế, Vì vậy khi nhãn hiệu đã được khẳng định thì sản phẩm lại càng cần mã số mã vạch. Vì đây cũng là điều kiện bắt buộc của các công ty nhập khẩu, các đơn vị phân phối của nước ngoài, và cả cơ quan Hải quan xuất nhập khẩu.
Chống hàng giả, hàng nhái: Với công nghệ hiện nay, không khó để khách hàng có thể tra cứu nguồn gốc sản phẩm thông qua mã số mã vạch. Với việc đăng ký mã số mã vạch, công khai nguồn gốc cũng là khẳng định chất lượng sản phẩm và uy tín đối với khách hàng. Nếu phát hiện đơn vị nào làm giả nhái mã vạch của bạn, bạn có thể kiện và đòi bồi thường không ít.
MSMV biểu hiện như thế nào trên bao nhiêu bao bì hàng hóa?
Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được.
Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.
MSMV được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như thương phẩm, vật phẩm, các thùng hàng để giao nhận/ vận chuyển.
Mã đáp ứng nhanh QR (quick response) là gì ?
Mã vạch QR là một trong các loại mã vạch hai chiều, do một công ty của Nhật thiết kế chế tạo. Do có nhiều ưu việt nên mã vạch QR đã được tiêu chuẩn hóa thành tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC 18004) để áp dụng chung trên toàn thế giới. Việt Nam đã công nhận ISO/IEC 18004 thành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 7322) về loại mã này.
Các đặc tính ưu việt của mã vạch QR là:
- Mã hóa được số lượng lớn thông tin và hình ảnh;
- Tiết kiệm diện tích;
- Mã hóa được tất cả các loại ký tự (tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản …);
- Chính xác và an toàn khi quét.
- Hiện tại có một số cơ quan đang có nhu cầu sử dụng mã QR trong quản lý nhân sự (công chức, bệnh nhân …) và vật phẩm (phụ tùng, chi tiết lắp ráp…).
Đăng ký mã số mã vạch như thế nào?
Để đăng ký mã số mã vạch thì bạn sẽ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
- Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (theo mẫu, 2 bản);
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết dịnh thành lập ( phô tô công chứng)
- Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN ( theo mẫu, 2 bản)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin nêu trên thì sẽ nộp hồ sơ tại GS1 Việt Nam kèm theo nộp phí theo quy định, mức phí sẽ phụ thuộc vào việc đăng ký mã số, mã vạch cho loại nào, bao nhiêu sản phẩm. Sau khi nộp hồ sơ 1 ngày thì sẽ được cấp mã số, mã vạch để in ấn trên sản phẩm. Và được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch sau 25 ngày kể từ khi được cấp mã số mã vạch.
Phân loại mã số mã vạch
Cho đến nay, nhiều nước trên Thế giới trong đó có Việt Nam đã thống nhất sử dụng chung 1 hệ tiêu chuẩn mã số mã vạch Toàn Cầu gọi là GS1.
Các loại mã số thuộc GS1 gồm:
- Mã địa điểm toàn cầu GLN;
- Mã thương phẩm toàn cầu GTIN;
- Mã container vận chuyển theo xêri SSCC;
- Mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;
- Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
- Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI ;
Loại mã số mã vạch thông dụng nhất được sử dụng tại Việt Nam và cũng là tiêu chuẩn được các nhà bán lẻ sử dụng đó là mã GTIN-13 (là mã thương phẩm toàn cầu GTIN gồm 13 chữ số).
Trên đây là nội dung Tư vấn Blue chia sẻ về những điều doanh nghiệp tại Thanh Hóa nên biết về đăng ký mã số mã vạch, nếu quý vị còn vướng mắc quý vị hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí.